Triều Tiên lần đầu tiên cho công bố thông tin chi tiết về vệ tinh mà nước này chuẩn bị phóng lên quỹ đạo vào trung tuần tháng tới, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo thế giới đang tham gia Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc).

Tên lửa Unha-3 sắp được phóng lên của Triều Tiên là phiên bản được nâng cấp từ tên lửa Unha-2 (trong ảnh), có tầm bắn lên tới 4.000 km.  

Theo hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên, “vệ tinh thời tiết” sắp được phóng lên là một "công cụ thu bắt dữ liệu khí tượng địa tĩnh tiên tiến".

"Vệ tinh Kwangmyongsong-3 (Ngôi sao sáng) được phóng lên vào tháng Tư tới sẽ có vai trò vô cùng hữu ích cho việc nghiên cứu dự báo thời tiết phục vụ sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác của Triều Tiên”, KCNA cho biết.

Cũng theo hãng thông tấn này, Bình Nhưỡng đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khí tượng địa tĩnh để có thể đưa ra các dự báo thời tiết chính xác hơn.  

Đây là lần đầu tiên Triều Tiên công bố chi tiết về vệ tinh mà nước này có kế hoạch phóng lên từ ngày 12-16/4 trong khuôn khổ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành.

Triều Tiên đưa ra thông tin trên ngay sau khi một số nguồn tin trong khu vực cho biết nước này đã thiết lập xong tổ hợp phóng tên lửa trên bệ phóng Tongchang-ri thuộc huyện Cholsan, tỉnh Bắc Phyongan. Công việc lắp đặt được hoàn tất chỉ hai ngày sau khi Triều Tiên vận chuyển từng bộ phận tách rời của tên lửa đến bãi phóng Tongchang-ri từ nhà máy ở Bình Nhưỡng trên một chuyến tàu đặc chủng.

Triều Tiên khẳng định vụ phóng vệ tinh chỉ mang mục đích nghiên cứu khoa học và phục vụ phát triển hòa bình. Nước này cũng cho biết tên lửa được sử dụng để đưa vệ tinh lên quỹ đạo là tên lửa đẩy Unha-3, thế hệ tên lửa thứ ba do chính Triều Tiên tự sản xuất.

Tuy nhiên, phương Tây và nhiều nước láng giềng của Triều Tiên cho rằng đây chỉ là vỏ bọc che chắn tham vọng thử nghiệm tên lửa tầm xa, vì tên lửa Unha-3 có tầm bắn lên tới gần 4.000 km, có thể bắn tới bang Alaska của Mỹ.

Nga và Trung Quốc - hai nước trước nay luôn bênh vực Triều Tiên - lần này cũng đã bày tỏ quan ngại và kêu gọi Triều Tiên cân nhắc ngừng kế hoạch gây tranh cãi.

 

                                                                             Theo Dantri

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục