Giá lương thực cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước nghèo. Trong ảnh là một khu chợ tại Burkina Faso.

Giá lương thực cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước nghèo. Trong ảnh là một khu chợ tại Burkina Faso.

Hãng AFP ngày 31-7 đưa tin, 8 người đã thiệt mạng do xô xát với cảnh sát trong một cuộc biểu tình phản đối giá sinh hoạt, trong đó có giá lương thực, tăng cao tại Sudan. Đây là vụ xô xát nghiêm trọng nhất trong hàng loạt vụ biểu tình phản đối giá cả leo thang hơn 6 tuần qua tại Sudan.

 

Nguy cơ mất mùa

Theo CNN, tại Indonesia, ngành sản xuất đậu phụ đang bị đe dọa sau khi giá đậu nành tăng mạnh. Ở Mexico, giá bắp cũng đang lên cao, trong khi tại Iran cũng xuất hiện những cuộc biểu tình vì giá thực phẩm tăng. Ngũ cốc tăng giá từ 30%-50% so với bảng giá chuẩn của loại lương thực này, đang khiến thế giới lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực như hồi 2007-2008.

Nguyên nhân chính khiến giá lương thực tăng cao xuất phát từ điều kiện thời tiết không thuận lợi làm gia tăng nguy cơ mất mùa tại các quốc gia xuất khẩu lương thực hàng đầu trên thế giới. Thời tiết khô hạn tại Mỹ đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất ngũ cốc tại nước này. Theo một khảo sát mới nhất của Reuters, sản lượng ngũ cốc trong vụ mùa 2012 tại Mỹ sẽ là 11,2 tỷ giạ, thấp nhất trong 6 năm qua. Tuần trước, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo giá lương thực có thể tăng 3,5% trong năm 2012 và 3%-4% trong năm 2013. Các nghiệp đoàn chăn nuôi của Mỹ đã lên tiếng cảnh báo giá lương thực tăng sẽ kéo theo giá thức ăn chăn nuôi tăng theo, gây ảnh hưởng đến đàn gia súc và gia cầm. Như vậy, việc cung cấp thịt ra thị trường sẽ bị tác động. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến việc giá lương thực tăng cao tại Mỹ còn được cho là do việc sản xuất ethanol từ ngũ cốc. Năm 2011, 40% sản lượng bắp được đưa vào sản xuất ethanol. Greg Page, giám đốc điều hành công ty mua bán ngũ cốc Cargill Inc, đã kêu gọi Chính phủ Mỹ tạm thời cắt giảm quota sản xuất nhiên liệu sinh học từ ngũ cốc.

Nga, nhà sản xuất ngũ cốc lớn thứ 3 thế giới, cũng đang phải đối mặt với khô hạn đe dọa sản lượng lương thực của nước này. Theo Bộ Nông nghiệp Nga, nếu sản lượng năm ngoái vào khoảng 94 triệu tấn thì năm 2012, con số này dự báo từ 80-85 triệu tấn. Các vùng sản xuất chính như Kuban, Stavropol, Volgograd, Volga, Lipetsk… đang gặp nắng nóng gay gắt. Chính vì vậy, số ngũ cốc xuất khẩu của Nga năm nay dự kiến chỉ 18-20 triệu tấn. Con số này năm ngoái là 26 triệu tấn. Ivan Tchakarov, chuyên gia kinh tế người Nga, nhận định giá lương thực tăng sẽ đẩy lạm phát của Nga lên mức 6,5%.

Nhập khẩu điêu đứng

Các nước nhập khẩu lương thực, những quốc gia nghèo bị ảnh hưởng trực tiếp từ giá lương thực tăng cao. Lo sợ vì giá ngũ cốc sẽ còn đẩy lên nữa trong thời gian tới, Morocco, Jordan, Iraq, Hàn Quốc… cuối tuần qua đã đổ xô mua hàng dự trữ để đáp ứng nhu cầu trong 2 tháng tới. Năm nay, một số quốc gia nhập khẩu ít hơn so với năm ngoái do vụ mùa trong nước bội thu, như Ai Cập với số lượng nhập thấp hơn 20% so với năm 2011. Tuy nhiên, đa phần các quốc gia đều không được may mắn như vậy. Sản lượng lương thực của Morocco năm 2012 dự báo thấp nhất trong 5 năm qua do khô hạn. Hơn nữa, việc đồng USD tăng giá đang gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu khi phải trả thêm nhiều tiền hơn cho lương thực.

Trước tình hình khó khăn trên, một số các quốc gia, tổ chức trên thế giới đã cam kết và đưa ra các biện pháp để hỗ trợ nông dân đang gặp khó khăn trong canh tác. Bộ trưởng Nông nghiệp Ấn Độ Sharad Pawar cho biết 306/620 quận, huyện của Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi đợt nắng nóng dài từ tháng 6 vừa qua. Chính phủ Ấn Độ đã hỗ trợ tiền và nhiều ưu đãi cho hàng chục triệu nông dân bị ảnh hưởng bởi nắng nóng này. Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) Jim Yong Kim ngày 31-7 cũng cho biết, WB đã hoạch định một số chương trình đề giúp đỡ các nước nghèo nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn như tư vấn, khuyến nông cho vay vốn nhanh…

 

                                                                               Theo SGGP

 

Các tin khác


Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục