Ngày 31-5, tướng Prayuth Chan-ocha, người đứng đầu chính quyền quân sự Thái-lan cho biết sẽ sớm lập ra một chính phủ lâm thời để quản lý ngân sách nhà nước trong năm tài chính tới. Tuy nhiên, các cuộc bầu cử sẽ chỉ diễn ra trong vòng 15 tháng nữa.

 

Trong bài phát biểu trên truyền hình, tướng Prayuth đã vạch ra kế hoạch cải cách đất nước trước khi trao quyền lại cho một chính phủ được bầu ra theo những điều kiện mà tất cả người dân Thái-lan có thể chấp nhân được. Theo khung thời gian mà ông vạch ra trong bài phát biểu, phải mất ít nhất là 15 tháng nữa thì một cuộc bầu cử mới có thể diễn ra.

Ông Prayuth nói rằng giai đoạn cải cách đầu tiên, có thể kéo dài từ hai đến ba tháng, sẽ tập trung vào việc bảo đảm an ninh và hòa giải. Trong giai đoạn thứ hai, dự kiến kéo dài khoảng một năm, các chuyên gia pháp luật sẽ thảo ra một bản hiến pháp tạm thời.

Sau đó một quốc hội sẽ được lập ra để lựa chọn một vị thủ tướng mới. Quốc hội này cũng sẽ chịu trách nhiệm thông qua bản dự thảo ngân sách cho năm tài chính tới, hiện đang được soạn thảo. Tiếp theo, một chính phủ lâm thời cũng sẽ được thành lập để thực hiện việc quản lý ngân sách này.

Ông Prayuth cũng hứa hẹn sẽ nhanh chóng chấm dứt tình trạng thiết quân luật và nới lỏng lệnh giới nghiêm tại một số khu vực, hiện đang gây tác động tới ngành du lịch của Thái-lan. Đồng thời, ông cho biết sẽ cân nhắc mọi dự án đang bị đình trệ bởi bế tắc chính trị.

Trong thời gian đó, ông Prayuth kêu gọi người dân Thái-lan cũng như cộng đồng quốc tế có sự thông cảm và nói rằng cần phải có thời gian để tiến hành những thay đổi cần thiết. Ông khẳng định quân đội không hề mong muốn kéo dài thời gian nắm quyền. Ông nói: “Khi nhiệm vụ hoàn thành chúng tôi sẽ quay trở lại thực hiện các nhiệm vụ quân sự bình thường”.

Bài phát biểu của ông Prayuth là một dấu hiệu rõ ràng đầu tiên cho thấy vị chỉ huy quân đội không muốn nhúng tay vào việc quản lý ngân sách. Và đây cũng là lần đầu tiên, ông đưa ra một khung thời gian rõ ràng cho tiến trình cải cách.

 

                                                                     Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục