Theo Yonhap, ngày 20-6, Hàn Quốc lên án việc Triều Tiên đe dọa thực hiện các cuộc tiến công hạt nhân vào nhiều căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc, đồng thời nhấn mạnh điều này cho thấy rõ ràng đề nghị đối thoại gần đây của Bình Nhưỡng chỉ là một sáng kiến hòa bình giả tạo.

Theo Yonhap, ngày 20-6, Hàn Quốc lên án việc Triều Tiên đe dọa thực hiện các cuộc tiến công hạt nhân vào nhiều căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc, đồng thời nhấn mạnh điều này cho thấy rõ ràng đề nghị đối thoại gần đây của Bình Nhưỡng chỉ là một sáng kiến hòa bình giả tạo.

Bộ Thống nhất Hàn Quốc nói rằng, Chính phủ Hàn Quốc hy vọng cộng đồng quốc tế không bị chia rẽ trong việc thực thi các biện pháp trừng phạt cứng rắn chống Bình Nhưỡng.

Động thái trên diễn ra sau khi Ủy ban Quốc phòng của Triều Tiên (NDC) tuyên bố, quân đội nước này từ lâu đã đặt các căn cứ quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc vào tầm ngắm của các cuộc tiến công chính xác và Bình Nhưỡng có khả năng thực hiện các cuộc tiến công hạt nhân.

* Ngày 20-6, Đặc phái viên hạt nhân của Triều Tiên Chô Xon-hui đã đến thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc để tham dự Đối thoại hợp tác Đông Bắc Á (NEACD). Theo kế hoạch, NEACD được khai mạc ngày hôm nay (21-6) và kéo dài ba ngày, với sự tham gia của các quan chức chính phủ và học giả đến từ toàn bộ sáu nước tham gia đàm phán về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ.

An-giê-ri: Truy quét các phần tử khủng bố

Hãng Roi-tơ dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng An-giê-ri cho biết, quân đội nước này đã tiêu diệt tám tay súng Hồi giáo vũ trang và tịch thu nhiều vũ khí trong một chiến dịch truy quét tiến hành ở phía nam thủ đô An-giê. Nhà chức trách cũng bắt bốn phần tử tình nghi khác.

Bộ Quốc phòng An-giê-ri khẳng định, chiến dịch vẫn đang tiếp tục tại tỉnh Mê-đi nhằm truy quét đến cùng các phần tử khủng bố còn ẩn náu tại đây.

Đức: Phản đối chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

Theo Roi-tơ, ngày 19-6, hàng chục nghìn người đã tham gia các cuộc biểu tình ở Đức nhằm lên án chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và các nhóm theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu phản đối người di cư đến nước này. Động thái này diễn ra trong bối cảnh năm 2015, Đức tiếp nhận hơn một triệu người tị nạn và di cư. Trong khi đó và gần đây tại nước này đã gia tăng các cuộc tiến công của những người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và các nhóm chống Hồi giáo cũng như bài ngoại. Các cuộc biểu tình bắt đầu từ hôm 18-6 ở Bo-chum, miền tây nước Đức và tiếp tục diễn ra trong ngày 19-6 ở Béc-lin, Lép-dích và Muy-ních. Những nhà tổ chức ước tính rằng hơn 33.000 người đã tham gia biểu tình "tay trong tay chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc" ở Đức. Ngoài ra, các cuộc tụ tập cũng diễn ra ở 16 thành phố nhỏ hơn và một cuộc biểu tình lớn diễn ra vào tối 19-6 ở Hăm-buốc.

Mê-hi-cô: Đụng độ trong biểu tình

Theo AP, người đứng đầu lực lượng y tế bang Oa-xa-ca, miền nam Mê-hi-cô E.Gôn-xa-lết cho biết, ít nhất bốn người chết và 46 người bị thương trong các vụ đụng độ xảy ra ngày 19-6 giữa lực lượng cảnh sát và các giáo viên biểu tình. Cảnh sát đã dùng hơi cay để giải tán hàng nghìn giáo viên, những người đã phong tỏa các tuyến đường khi biểu tình phản đối một số quy định về cải cách giáo dục. Ủy ban quốc gia về an ninh Mê-hi-cô cho biết, ngoài tiến công bằng bom xăng, lực lượng biểu tình đã dùng súng chống lại cơ quan chức năng làm 21 cảnh sát bị thương. Trong khi đó, lực lượng giáo viên cáo buộc cảnh sát đã dùng súng để trấn áp người biểu tình.

* Từ nhiều tuần nay, công đoàn ngành giáo dục Mê-hi-cô đã tiến hành hàng loạt cuộc biểu tình và phong tỏa giao thông tại bang Oa-xa-ca cũng như nhiều bang khác và thủ đô Mê-hi-cô Xi-ti, nhằm phản đối chính sách cải cách giáo dục được ban hành từ năm 2013, trong đó có việc đánh giá chất lượng giáo viên. Khoảng 3.360 trong tổng số 153.000 giáo viên đã mất việc khi không tham dự kỳ kiểm tra đánh giá chất lượng theo chính sách cải cách giáo dục của Tổng thống P.Ni-ê-tô.

 

 

                                                                         Theonhandan

 

 

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục