Tên lửa Triều Tiên trong cuộc diễu binh tại Bình Nhưỡng. Ảnh: abcnews.

Tên lửa Triều Tiên trong cuộc diễu binh tại Bình Nhưỡng. Ảnh: abcnews.

 Sáng 22-6, Triều Tiên đã phóng liên tiếp hai vật thể được cho là tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan, từ bờ biển phía Đông nước này. Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, tên lửa thứ nhất được phóng từ khu vực gần Uôn-xan vào khoảng 5 giờ 58 phút sáng theo giờ địa phương, song vụ phóng này đã thất bại.

Tên lửa thứ hai, được phóng khoảng 2 giờ sau đó cũng từ địa điểm trên, đã bay khoảng 400km, song chưa xác nhận vụ phóng này thành công hay thất bại.

Đây là vụ phóng thử tên lửa Musudan lần thứ 5 của Triều Tiên nếu thông tin do phía Hàn Quốc đưa ra là chính xác. Tên lửa Musudan có tầm bắn 2.500-4.000km, nghĩa là có thể nhằm tới bất cứ mục tiêu nào ở Hàn Quốc hoặc Nhật Bản cũng như các cơ sở quân sự của Mỹ trên đảo Gu-am ở Thái Bình Dương. Triều Tiên được cho là đang sở hữu hàng chục tên lửa loại này, theo BBC.

Ngay lập tức Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có phản ứng mạnh mẽ. Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Chông Chun Hi (Jeong Joon-hee) phát biểu tại một cuộc họp báo nêu rõ: “Các nghị quyết có liên quan của LHQ cấm Triều Tiên sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo. Các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên rõ ràng là những hành động khiêu khích”. Cùng ngày, Hàn Quốc đã tổ chức cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) thảo luận về vụ việc này.

Phía Nhật Bản cũng đã lên án vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên. Đài NHK dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A-bê (Shinzo Abe) nêu rõ: "Nếu đây là một vụ phóng tên lửa đạn đạo thì không thể tha thứ được". Ông cũng cho biết Nhật Bản sẽ phân tích kỹ vụ việc và sẽ phối hợp với cộng đồng quốc tế, bao gồm Hàn Quốc và Mỹ, để ứng phó.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Ga-ri Rô-xơ (Gary Ross) cho biết, thông tin ban đầu cho thấy hai tên lửa Triều Tiên phóng trong sáng 22-6 đã rơi xuống biển Nhật Bản; cả hai tên lửa trên không gây bất kỳ mối đe dọa nào đối với khu vực Bắc Mỹ. Bộ Ngoại giao nước này cho rằng, hành động này rõ ràng vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ cấm Triều Tiên sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Giôn Cơ-bi (John Kirby) cho biết, Mỹ dự định sẽ nêu quan ngại lên LHQ nhằm tăng cường quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong việc buộc Triều Tiên phải chịu trách nhiệm trước các hành động khiêu khích này.

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Gien Xtôn-ten-bớc (Jens Stoltenberg) đã lên án đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng không có thêm "những hành động khiêu khích". Trong một tuyên bố, ông Gien Xtôn-ten-bớc nói: "Tôi lên án mạnh mẽ vụ phóng hai tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Những hành động khiêu khích tái diễn đó... đang hủy hoại an ninh và đối thoại quốc tế". Ông cũng kêu gọi Triều Tiên "thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế, không đe dọa hay tiến hành thêm bất kỳ vụ phóng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo nào nữa".

Cùng ngày, Đại sứ Nhật Bản phụ trách quan hệ Nga - Nhật Chi-ca-hi-tô Ha-ra-đa (Chikahito Harada) nhấn mạnh rằng, ông đã chia sẻ quan ngại với Thứ trưởng Ngoại giao Nga I-go Mo-gu-lốp (Igor Morgulov) về vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Ông cho biết, hai bên đã nhất trí hợp tác chặt chẽ về những vấn đề như vậy trong các cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Phía Nhật Bản đang lo ngại khả năng Triều Tiên sẽ tiếp tục tiến hành các hành động khiêu khích nhân dịp đánh dấu 66 năm ngày nổ ra cuộc Chiến tranh Triều Tiên, vào 25-6 tới.

Trong một tin tức liên quan cùng ngày, theo hãng thông tấn Kyodo, các nhà ngoại giao cấp cao của 6 nước tham gia đàm phán về chương trình hạt nhân Triều Tiên đã tham dự cuộc Đối thoại Hợp tác Đông Bắc Á 2016, kéo dài trong 3 ngày tại ngoại ô thủ đô Bắc Kinh, để thảo luận về cách thức làm dịu căng thẳng trong khu vực. Hội nghị quy tụ tổng cộng 90 quan chức và học giả từ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga và Mỹ, nhằm mang lại cơ hội thảo luận các vấn đề gây tranh cãi theo một cách thức thẳng thắn và xây dựng lòng tin giữa 6 nước. Hội nghị khai mạc vài giờ sau khi Triều Tiên phóng thử 2 tên lửa đạn đạo, hy vọng sẽ giúp đề ra lộ trình khôi phục đàm phán 6 bên vốn đã bị đình trệ từ năm 2008.

Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cho đến nay vẫn chủ trương gây sức ép với Triều Tiên và từ chối nối lại đàm phán nếu Bình Nhưỡng không có động thái cụ thể hướng tới từ bỏ chương trình hạt nhân. Trung Quốc và Nga, hai quốc gia thành viên thường trực HĐBA LHQ, đã ủng hộ các biện pháp trừng phạt quốc tế bổ sung hồi tháng 3 vừa qua đối với Triều Tiên, đồng thời cam kết thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp để buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa. Hiện Triều Tiên đang chịu các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất từ trước đến nay của LHQ do tiến hành thử vũ khí hạt nhân và phóng tên lửa được cho là sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo.

 

                                                                     Theo QĐND

 

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục