Chiều 29-5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo (UBQG), Chủ tịch Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực (HĐQG) đã chủ trì phiên họp lần thứ nhất của UBQG và HĐQG.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Phó Chủ tịch UBQG và HĐQG; lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan T.Ư.

Phát biểu ý kiến kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao các ý kiến đóng góp tâm huyết, mong muốn các thành viên UBQG và HĐQG tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển giáo dục đất nước. Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta đang xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng không chạy theo thị trường. Phát triển kinh tế là cần thiết, cũng là phục vụ tốt hơn cuộc sống của người dân, trong đó có lĩnh vực giáo dục và y tế bởi đây là nền tảng của sự phát triển. Trong hội nhập quốc tế sâu rộng, không thể thiếu giáo dục.

Chúng ta cần khẳng định thành quả giáo dục Việt Nam trong những năm qua, thể hiện tầm nhìn sáng suốt, xuyên suốt của Đảng ta. Chúng ta cũng vui mừng vì người Việt Nam rất hiếu học. Qua những cuộc thi nhiều năm liền, học sinh Việt Nam thông minh, chịu khó, đạt nhiều thành tích trong các kỳ thi quốc tế. Đây chính là vốn quý mà chúng ta cần khơi dậy, có cách làm tốt để huy động chất xám cho phát triển đất nước. Do đó, chính sách thu hút nhân tài là hết sức quan trọng. Dưới ánh sáng Nghị quyết của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, không khí đổi mới giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đang diễn ra sôi động. Do đó, Bộ GD-ĐT cần nắm bắt thời cơ để thúc đẩy áp dụng công nghệ mới trong giảng dạy, gắn đào tạo nghiên cứu với thực tiễn, gắn đào tạo với công nghệ; cần "xóa mù" cả trong giáo dục công nghệ vốn rất cần thiết cho quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, xây dựng thành phố thông minh, công dân toàn cầu... Giáo dục người lớn phát huy tinh thần học tập suốt đời; không được có tâm lý chủ quan, thỏa mãn; nếu không học tập, không phấn đấu thì sẽ là trì trệ. Chúng ta cần chống lại sự trì trệ, kém sáng tạo. Chính vì vậy, phương pháp dạy và học cần thay đổi; coi trọng phương pháp học, kỹ năng học là cần thiết.

Thủ tướng cũng nêu một số hướng điều hành trong phát triển giáo dục, trong đó, vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên là rất quan trọng. Theo đó, cần quy hoạch lại cơ sở các trường sư phạm; quan tâm chất lượng đào tạo, chính sách, chế độ đãi ngộ cho giáo viên; đẩy mạnh tuyên truyền truyền thống "Tôn sư trọng đạo", đổi mới phương pháp giảng dạy; coi trọng việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên định kỳ. Phát triển đội ngũ giáo viên, phát triển cơ sở đào tạo giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp thu cái mới... bởi điều này quyết định chất lượng giáo dục.

Thủ tướng nêu rõ, cần coi trọng vấn đề gắn giáo dục với khởi nghiệp. Do đó, sớm đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường vấn đề khởi nghiệp nhanh hơn, hiệu quả hơn, nhất là ươm mầm khởi nghiệp trong giáo dục đại học. Vấn đề xét duyệt chức danh GS, PGS, Thủ tướng cho rằng cần tăng cường xét duyệt chặt chẽ hơn; đòi hỏi chất lượng các tiêu chí cao hơn kể cả đối với ứng viên và các thành viên và hội đồng xét duyệt; tăng cường minh bạch, công khai, không để xảy ra điều tiếng... Về vấn đề tự chủ đại học, Thủ tướng cho rằng cần có những bước đi và cách làm hết sức chặt chẽ, thận trọng. Thủ tướng đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu, có cách hiểu thống nhất, trên tinh thần hướng tới cách tiếp cận mới, áp dụng tự chủ đại học, trước hết chọn một số trường đại học tự chủ, cần có số lượng cần thiết để áp dụng thí điểm, từ đó nhân rộng mô hình.

Về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông, Thủ tướng nêu rõ, đây là vấn đề khó. Bộ GD-ĐT thực hiện nghiêm Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, bảo đảm yêu cầu giảm tải khoa học, thiết thực, hiệu quả, khả thi, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân biên soạn chương trình SGK mới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ... cần hỗ trợ Bộ GD-ĐT về phát triển đội ngũ giáo viên, chương trình đổi mới SGK...

Thủ tướng lưu ý vấn đề số hóa dữ liệu phục vụ trong chỉ đạo, điều hành của UBQG và HĐQG. Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu các thành viên UBQG và HĐQG, trong đó Bộ GD-ĐT với tư cách là Ủy viên Thường trực UBQG và HĐQG, cần nỗ lực, cố gắng không ngừng, trên tinh thần trách nhiệm đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục