Hàng loạt thí sinh "về điểm thật” thấp hơn cả chục điểm sau khi Hội đồng chấm thẩm định công bố kết quả điểm thi mới của thí sinh Hà Giang trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Trong số đó, nhiều thí sinh là con em lãnh đạo chủ chốt đương nhiệm của tỉnh này.

Ngày 17/7, Hội đồng chấm thẩm định công bố "điểm thi thật”, 114 thí sinh đã bị hạ điểm sau màn "phù phép” của Phó phòng Khảo thí Vũ Trọng Lương.

Dư luận Hà Giang và nhiều phụ huynh đã bày tỏ sự bức xúc về việc, trong số 114 thí sinh được nâng điểm, có nhiều thí sinh là con em của một số lãnh đạo đương nhiệm của Hà Giang.

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý: "Tôi cho rằng động cơ của sự việc này là không trong sáng”.

Ông H.  (đã được đổi tên) phụ huynh của một thí sinh vừa tham dự kỳ thi cho biết, con của một lãnh đạo phòng GD-ĐT huyện Vị Xuyên bị hạ 13 điểm.  

Ngoài ra, các thí sinh khác có điểm công bố lần 2 thấp hơn điểm công bố lần 1, là con em của các lãnh đạo đương nhiệm, như con em hiệu trưởng một trường THPT tại TP.Hà Giang; con của một doanh nghiệp lớn tại huyện Vị Xuyên...

Từ phản ánh của dư luận, phóng viên VietNamNet đã đi xác minh những thông tin về sự bất thường này.

Tại Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang, kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 có 4 thí sinh là con em của 4 lãnh đạo đương nhiệm. Cả 4 thí sinh đều nhận điểm số chấm thẩm định thấp hơn lần 1. Có thí sinh bị thấp đi tổng cộng hơn 10 điểm.

Ví dụ con của một Phó Giám đốc Sở, điểm thi công bố lần 1 là hơn 28 điểm. Điểm thi lần 2 là 16 điểm, bị thấp hơn 12 điểm. Tuy nhiên, với điểm số này, thí sinh trên vẫn đủ nguyện vọng để vào học một trường ĐH ngành tài chính, ngân hàng. 


Theo thông tin của VietNamNet có được, con gái của Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh cũng là một trong số những thí sinh có điểm cao của Hà Giang nhưng đã bị tụt giảm đáng kể sau khi chấm thẩm định vì nghi vấn bất thường.

Điểm thi của thí sinh được công bố trước đó lần lượt là Toán 9,4; Văn 7,5; Tiếng Anh là 10 điểm và đạt tổng điểm xét tuyển theo khối D1 là 26,9. Tuy nhiên, sau khi chấm thẩm định, điểm thi của thí sinh này chỉ còn là Toán 6; Văn 7,5; Tiếng Anh là 8 và tổng điểm xét tuyển theo khối D1 chỉ còn lại là 21,5. Như vậy tổng điểm đã sụt giảm đến 5,4 điểm.

Bên cạnh đó, vẫn có thí sinh là con của một số lãnh đạo khác điểm thi lần 1 và lần 2 giữ nguyên, không bị hạ.

 Trước thông tin có nhiều con em quan chức của Hà Giang nằm trong số 114 thí sinh được nâng điểm, ông Vũ Trọng Hiền, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang sáng 18/7 cho biết: "Trong danh sách này chúng tôi không biết có bao nhiêu thí sinh là con em quan chức, bởi chỉ nắm được số báo danh mà thôi".


Trước đó, phản ánh về việc nhóm điểm thi cao rơi vào các thí sinh có liên quan hay con cháu của các lãnh đạo các đơn vị trực thuộc tỉnh và nghi vấn chuyện chạy điểm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý cho hay:

"Trong một kỳ thi có nhiều đối tượng thi. Con em của lãnh đạo thi, người thân của lãnh đạo thi nhưng tôi nghĩ không có chuyện lãnh đạo nói phải đưa con tôi vào trường đại học nào cả. Tôi nghĩ rằng không có chuyện đó. Nếu sai ở đâu, sai ở mức độ nào và vào ai thì chúng tôi sẽ trả lời sau vì cơ quan điều tra vẫn đang thẩm định, làm việc".



Về động cơ, mục đích của việc thay đổi điểm thi, ông Quý cũng thẳng thắn: "Tôi cho rằng động cơ của sự việc này là không trong sáng”. 


Chia sẻ với VietNamNet, một thí sinh vừa dự thi THPT quốc gia năm 2018 tại Hà Giang cho hay:

"Thực ra em, cũng biết thông tin một số bạn giảm điểm nhưng không muốn nói ra lắm, bởi có những bạn cũng chỉ là nạn nhân từ chính các phụ huynh gây ra. Có nhiều bạn thi xong đến lúc biết điểm mới biết là mình đã được nâng lên. Có bạn đã khóc và cảm thấy có lỗi với bạn bè, thầy cô”.

 

 

                  TheoVietnamnet

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục