Mặc dù có một số đại biểu Quốc hội đề nghị quay trở lại gọi tên các cấp học phổ thông là cấp I, II, III như trước đây, song Ban soạn thảo giải thích cách gọi hiện nay là phù hợp và thống nhất với quốc tế.


Tại phiên thảo luận ở tổ chiều 8-11 trong Kỳ họp thứ sáu Quốc hội khoá XIV, đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) tán thành chủ trương đổi mới giáo dục là cần thiết, nhưng ông cho rằng không phải điều gì mới mẻ cũng là ưu việt, quay lại những nội dung cũ mà thích hợp thì cũng là đổi mới. Đại biểu đề nghị gọi các cấp học như trước đây là cấp I, II, III cho thuận tiện hơn.

Đề nghị này cũng được một số đại biểu nêu lên tại các phiên thảo luận ở kỳ họp trước.

Giải trình về nội dung này, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ cho biết: Luật Giáo dục năm 1998 được Quốc hội thông qua ngày 2-12-1998 đã quy định hệ thống giáo dục quốc dân gồm: giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; giáo dục phổ thông có hai bậc học là bậc tiểu học và bậc trung học, bậc trung học có hai cấp học là cấp THCS và cấp THPT (Điều 6). Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp tiểu học, bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT... (Điều 7). Luật Giáo dục năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; giáo dục phổ thông có tiểu học, THCS, THPT… (Điều 4). Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT… (Điều 8).

Tên gọi các cấp học giáo dục phổ thông của các quy định nêu trên cũng phù hợp với tên gọi của các nước trong khu vực và quốc tế như:Thái-lan, giáo dục cơ bản gồm sáu năm tiểu học và sáu năm trung học (ba năm THCS và ba năm THPT); Trung Quốc, giáo dục phổ thông bao gồm bậc tiểu học, bậc THCS, bậc THPT; Hàn Quốc gồm tiểu học, trung học; tại Anh, giáo dục phổ thông được chia thành: giáo dục tiểu học; giáo dục trung học.

"Vì vậy, Ban soạn thảo đề nghị được giữ như quy định của Luật Giáo dục hiện hành về tên gọi các cấp học của giáo dục phổ thông theo quy định của Luật Giáo dục hiện hành để khi cấp văn bằng bảo đảm tính hội nhập, phù hợp và thống nhất với các nước trong khu vực và trên thế giới" - Bộ trưởng nói trước Quốc hội.

 


                                                                       Theo báo Nhân dân 

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục