(HBĐT) - Xây dựng mô hình trường học "an toàn, thân thiện” là một trong những phong trào được ngành Giáo dục tỉnh triển khai rộng khắp, có chiều sâu và đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, đến năm học 2018-2019, một vài sự cố hy hữu đã xảy ra, mới đây nhất là vụ 2 em học sinh trường THCS thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) bị thương vong do thanh chắn bê tông tầng 2 của nhà lớp học rơi trúng người đã dóng lên một lời cảnh tỉnh: cần quan tâm hơn nữa tới việc đảm bảo an toàn cho học sinh khi đến trường.

Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình)tổ chức ngoại khóa tuyên truyền về phòng, chống bạo lực trẻ em và phòng, chống cháy nổ cho học sinh.

 

Đảm bảo về cơ sở vật chất trường, lớp học

 

Theo thống kê của Sở GD&ĐT, hiện, toàn tỉnh có 8.635 phòng học. Tỷ lệ phòng kiên cố đạt 84,6%, bán kiên cố chiếm 8,3%, phòng học xuống cấp 4,9% và khoảng 2,2% phòng học tạm, học nhờ.

Nếu nhìn tổng thể và đánh giá chungthì có thể nhận định: cơ sở vật chất đã cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học. Tuy nhiên, đến với Phòng GD& ĐT các huyện: Kim Bôi, Lương Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, Yên Thủy… và cả TPHòa Bình thì vấn đề được nhắc đến nhiều vẫn là: cơ sở vật chất của một số trường học, chủ yếu cấp tiểu học và mầm non đang trong tình trạng thiếu và yếu. Phòng học xuống cấp, thiếu các phòng chức năng, thiếu trang thiết bị dạy và học theo yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Có một thực tế là: Hiện, phần lớn các trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú mới thành lập là trường vùng sâu,xa, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất chưa đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn. Đa số các trường tận dụng cơ sở vật chất hiện có để cải tạo, sửa chữa, lắp ghép phục vụ các hoạt động của nhà trường. Theo đó, các khu nhà ăn, nhà bếp, khu nội trú và sân chơikhông đảm bảo, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đối với học sinh (vì các em học tập, ăn, ngủ và vui chơi chủ yếu tại nhà trường).

Để học sinh được học tập, vui chơi trong những ngôi trường đảm bảo an toàn, thân thiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, năm 2018, ngành Giáo dục tỉnh đã chỉ đạo tập trung các nguồn lực để đầu tưcải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các nhà trường. Theo đó, đã đầu tư, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất gồm: phòng học, phòng làm việc cho giáo viên, sân trường… cho trên 100 trường học trong toàn tỉnh. Vừa qua, ngành đã hoàn thiện việc rà soát nhu cầu đầu tư và xây dựng kế hoạch đầu tư cải tạo, sửa chữa, xây mới nhà vệ sinh trường học giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh, với tổng số 1.721 công trình. Tổng hợp, rà soát và xây dựng kế hoạch đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh (theo Quyết định số 1436, ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ), nhu cầu kinh phí đầu tư (cho 6 năm)lên tới trên 1.870 tỷ đồng.

Nhu cầu kinh phí lớn, trong khi nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, cầnsự quan tâm của các tổ chức, cá nhân chung tay xã hội hóa giáo dục, góp phần đảm bảo cơ sở vật chất giáo dục, nâng bước trẻ em tới trường.

Coi trọng việc trang bị kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho học sinh

Ở tuổi học sinh, các emđang trong quá trình hình thành nhân cách, hiếu động, thích khám phá, tìm hiểu và thể hiện bản thân… vì vậy rất dễ rơi vào "bẫy” tai nạn thương tích. Cách ứng phó tối ưu nhất là trang bị, rèn luyện kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho học sinh.

Thời gian qua, Sở LĐ-TB&XHđãtổ chức các lớp tập huấn kỹ năng truyền thông, phòng, chống xâm hại tình dục, phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em. Trong tháng 4 vừa qua, Thành Đoàn, Hội đồng Đội thành phố Hòa Bìnhphối hợp, chỉ đạotổ chức chương trình ngoại khóa chuyên đề phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh tới 100% trường học trên địa bàn.

Mới đây, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ Hội Nông dân tỉnh, Huyện Đoàn Kỳ Sơnphối hợp với trường THPT Kỳ Sơn tổ chức tập huấn giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng sơ cấp cứu, phòng, chống tai nạn thương tích và cứu đuối nước… cho trên 500học sinh của trường. Trong chương trình tập huấn, các emđược truyền đạt các kỹ năng cơ bản về sơ cấp cứu như: kỹ thuật băng bó vết thương; xử lý dị vật đường thở cho người lớn và trẻ em; cố định xương cẳng chân, cẳng tay; kỹ năng phòng, chống đuối nước; sơ cứu xử trí nạn nhân bị đuối nước, điện giật…

Có thể thấy rõ,mục tiêu của các chương trình tập huấn, ngoại khóanhằm nâng cao kiến thức cho các thầy, cô giáo, học sinh về kỹ năng thực tế để phòng ngừa và ứng phó tai nạn gây thương tích ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Mong rằng những hoạt động thiết thực, bổ ích nàytiếp tục được duy trì để góp phần đảm bảo an toàn chohọc sinh khi đến trường hay tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí tại địa phương, cơ sở trong dịp hè về.

 

                                                                                              Thúy Hằng

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục