Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 4/7, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Đến thời điểm này, công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp năm 2019 diễn ra một cách nghiêm túc, an toàn.

Hiện nay các địa phương đang tiếp tục chấm thi và dự kiến ngày 14/7 sẽ công bố kết quả thi.


Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 4/7/2019. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

"Qua đây, tôi xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, các đồng chí lãnh đạo, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo địa phương đã rất quyết liệt để bảo đảm kỳ thi nghiêm túc, an toàn và thành công", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng đề nghị lãnh đạo các địa phương tiếp tục chỉ đạo việc chấm thi và bảo quản kết quả thi trung thực, khách quan, góp phần cho thành công trọn vẹn trong kỳ thi năm nay.  

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng khẳng định: "Ta vừa trải qua kỳ thi đến nay an toàn nhưng phải chờ kết quả cuối cùng".

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các địa phương chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện chương trình giáo dục phố thông mới, bắt đầu từ 2020 - 2021 theo lộ trình. Hiện nay Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông và đang thẩm định các bản sách giáo khoa, cố gắng chọn được những bộ sách giáo khoa tốt nhất để phục vụ cho chương trình đổi mới giáo dục phổ thông…

Để chuẩn bị tốt vấn đề này, Bộ GD&ĐT đã bố trí 23.000 giáo viên cho 17 tỉnh (5 tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh có sự tăng trưởng nóng về học sinh), rà soát thực trạng đội ngũ giáo viên trên và ban hành chương trình bồi dưỡng giáo viên theo chương trình mới.

Liên quan đến vấn đề bảo lực học đường, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, với quyết tâm cao của ngành, tình trạng bạo lực học đường đã có xu hướng giảm. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, các địa phương cần tiếp tục quan tâm.  

Tư lệnh ngành giáo dục cũng mong muốn lãnh đạo các bộ và địa phương quan tâm đến việc thực hiện tự chủ giáo dục. Trong tổng số 235 trường đại học hiện nay, ngoài 40 trường trong ngành công an, quân đội vận hành theo cơ chế riêng, còn khoảng 200 trường sẽ phải chuyển sang tự chủ.

Trong quá trình này, lãnh đạo cơ quan chủ quản các trường cần kiểm tra điều kiện tự chủ, kiện toàn thiết chế Hội đồng trường, chọn người thực sự có năng lực, trách nhiệm để tránh hình thức. Bộ trưởng Phòng Xuân Nhạ cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các trường thuộc quyền quản lý của mình rà soát, sắp xếp để tránh hiện tượng kém chất lượng kéo dài.  

Báo cáo trước Chính phủ trong phiên họp trực tuyến, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, Nguyễn Văn Sơn cho biết: Tỉnh Hà Giang đã tổ chức tốt kỳ thi năm 2019 và khắc phục tồn tại của kỳ thi năm trước. "Năm nay thực sự an toàn và đảm bảo đúng quy chế thi", Chủ tịch Hà Giang khẳng định. 

 

                  Theo TTXVN

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục