(HBĐT) - Một trong những vấn đề nhức nhối trong học sinh hiện nay là việc các em quá say mê trò chơi điện tử game online với tràn lan cảnh bạo lực, phần nào tác động tiêu cực đến tâm lý dẫn đến hành vi bồng bột. Trước thực trạng đó, trường TH&THCS Cao Sơn (Đà Bắc) đã tích cực đưa những trò chơi dân gian đến gần hơn với học sinh. Đây là hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần đem đến sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh.


Học sinh trường TH&THCS Cao Sơn (Đà Bắc) chơi trò chơi dân gian ô ăn quan.

Ô ăn quan (còn có tên gọi khác là ăn quan hoặc ô quan), đánh chắt, đánh chuyền, ném còn… là những trò chơi dân gian dành cho trẻ em đã có từ rất lâu. Những trò chơi này phổ biến hơn với trẻ em ở vùng nông thôn vì dụng cụ chơi đơn giản, dễ kiếm, gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Ô ăn quan là trò chơi thường dành cho 2 người, quân chơi gồm có 50 viên sỏi bé có đường kính từ 1 – 2cm để làm dân và 2 viên đá có kích thước lớn hơn, đường kính từ 8 – 10 cm để làm quan ở hai đầu. Đánh chắt, đánh chuyền là trò chơi thường dành cho con gái, có từ 2 – 5 người cùng chơi. Dụng cụ chơi gồm có 10 que dài, vót nhẵn và 1 viên đá hoặc 1 quả hình tròn làm hòn tung.

Giờ ra chơi, các em học sinh tụ tập, quây quần đông đủ ở sân trường để cùng nhau chơi và cổ vũ cho các bạn. Sân trường luôn rộn rã tiếng cười đùa vui vẻ đã góp phần làm cho không khí của mỗi buổi đến trường thêm phần hào hứng, phấn khởi. Em Ninh Thị Lệ, học sinh lớp 9A chia sẻ: "Giờ ra chơi chúng em rất thích chơi ô ăn quan. Hoạt động bổ ích này giúp em hiểu rõ hơn về những trò chơi dân gian. Mặt khác còn giúp tinh thần vui vẻ, rèn luyện trí tư duy, khả năng sáng tạo, có thêm năng lượng để học tập và là sân chơi giao lưu, đoàn kết với bạn bè”.

Tại trường TH&THCS Cao Sơn, hoạt động chơi các trò chơi dân gian đã duy trì được hơn 3 năm. Đa phần các trò chơi dân gian rất đơn giản, dễ gần, có thể chơi được ở mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ tìm kiếm, gần gũi với cuộc sống như viên sỏi, viên đá, hay que tre… ít tốn kém, hạn chế va chạm gây chấn thương, phù hợp với mọi lứa tuổi, đối tượng nên đây là những hoạt động thể thao lý tưởng dành cho học sinh. Việc đưa trò chơi dân gian vào trường học của trường TH&THCS Cao Sơn đã góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống và để những trò chơi dân gian không bị mai một, đồng thời rèn luyện khả năng tư duy, tính toán, sự sáng tạo. Hoạt động ngoại khóa với chủ đề "Phòng chống bạo lực học đường và gìn giữ trò chơi dân gian Việt Nam trong trường học" được trường tổ chức ngày 20/9 vừa qua đã thu hút sự quan tâm của đông đảo thầy và trò, thực sự là sân chơi bổ ích và thú vị.

Thầy Nguyễn Xuân Thương, Hiệu trưởng Trường TH&THCS Cao Sơn cho biết: "Được hòa mình vào những trò chơi dân gian cùng các em, một phần tuổi thơ của tôi như được quay trở lại. Thời gian tới, Ban giám hiệu và tập thể giáo viên tiếp tục đưa thêm nhiều hoạt động bổ ích vào trường học. Thực trạng một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay chỉ tập trung vào những trò chơi game online, hay những bộ phim hoạt hình trên You Tube khiến chúng tôi rất trăn trở. Trò chơi game online làm các em trở nên thụ động, thiếu kỹ năng sống cần thiết, sức khỏe hạn chế vì ít tham gia hoạt động ngoài trời. Chúng tôi đã tổ chức những hoạt động chơi các trò chơi dân gian với mong muốn học sinh sẽ thật sự khỏe mạnh, phát triển tư duy, tăng cường khả năng sáng tạo đểhọc tập tốt, trở thành con ngoan trò giỏi, những công dân có ích cho xã hội”.

Linh Nhật


Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục