Để kịp ứng phó với tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công nhận kết quả dạy học online và cho phép các trường thu tiền phí để thực hiện việc này, trên cơ sở thỏa thuận với phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, việc tính toán phí dạy online hiện nay mỗi nơi đang thực hiện một kiểu, nơi thu bằng học phí khi dạy học trực tiếp, có nơi lại thực hiện miễn phí cho học sinh.



Hình thức dạy học online, dạy học qua truyền hình được nhiều địa phương, cơ sở giáo dục áp dụng trong những ngày qua.

Không thu tiền, trường tư sẽ gặp khó

Việc thu hay không thu học phí dạy online trong thời gian học sinh nghỉ học phòng dịch COVID-19 đã nhận được sự quan tâm của nhiều phụ huynh, thậm chí có nhiều tranh cãi trong thời gian qua.

Tại Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo có quan điểm các trường không được thu học phí dạy online. Tuy nhiên, quyết định này đã vấp phải sự phản đối của các trường, đặc biệt là các trường tư thục. Lý do được các trường tư đưa ra là nếu không cho thu phí dạy online, trường sẽ không có nguồn thu. Bởi trường tư không được cấp ngân sách, trong khi vẫn phải đảm bảo hoạt động của nhà trường trong những tháng học sinh nghỉ học. Sau đó, sở đã thay đổi quyết định, cho phép các trường tổ chức thu loại phí này, nhưng phải thỏa thuận với phụ huynh.

Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GDĐT), nhấn mạnh, các cơ sở giáo dục không thực hiện thu học phí đối với tháng học sinh được nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh. Còn khoản phí để dạy và học online là dịch vụ thỏa thuận, nên việc thu hay không tùy thuộc vào các trường và phụ huynh thỏa thuận với nhau. Các nhà trường phải căn cứ nội dung, khối lượng công việc để xây dựng tính toán mức thu hợp lý, thu đủ bù chi cho các dịch vụ chứ không thể thu theo học phí, đồng thời phải thông báo công khai và thỏa thuận với phụ huynh học sinh trước khi triển khai.

Sau khi được "mở đường”, các cơ sở giáo dục, đặc biệt khối các trường ngoài công lập đã rục rịch việc thỏa thuận mức phí dạy học online với phụ huynh học sinh. Trường TH-THCS Hồng Ngọc (quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh) gửi thông báo đến phụ huynh mức thu phí online cụ thể như sau: Tháng 2.2020, học 2 tuần là 800.000 đồng; tháng 3 học 4 tuần là 1,6 triệu đồng; tháng 4 - 5 nếu học online thì mức thu là 1,6 triệu đồng và sẽ miễn giảm phí cho học sinh khó khăn. Không ít phụ huynh của trường cho rằng mức phí này khá cao.

Trong khi đó, Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đề xuất thu phí hỗ trợ dạy học online với mức 1 triệu đồng/tháng, bằng 50% mức thu học phí bình thường của trường. Hiện vẫn có những ý kiến khác nhau của phụ huynh về mức phí mà trường đưa ra.

Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) đưa ra mức thu khoảng 1,8 triệu đồng/học sinh/tháng. Tuy nhiên trường này lại nhận được sự đồng tình của phụ huynh. Lý do là thời gian qua việc tổ chức dạy học online của nhà trường có kế hoạch rất chi tiết và có nhiều hiệu quả.

Với các trường đại học, hầu hết đã chuyển sang hình thức dạy học online. Theo phản ánh của sinh viên, nhiều trường tiến hành thu bằng mức tiền học phí mà sinh viên phải đóng khi học tập trung. Những giờ qua, trên nhiều diễn đàn, sinh viên các trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Đại học FPT... kêu gọi nhà trường giảm học phí dạy học online cho sinh viên.

Nhiều nơi miễn phí

Trong khi nhiều cơ sở giáo dục đang tiến hành thỏa thuận để đưa ra các mức thu phí hỗ trợ dạy học online, thì một số nơi, dù phụ huynh đề nghị xin hỗ trợ, lãnh đạo nhà trường vẫn quyết định sẽ dạy miễn phí.

Theo thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), vừa qua, ông nhận được nhiều tin nhắn của phụ huynh, bày tỏ mong muốn hỗ trợ nhà trường trong việc tổ chức dạy học online cho học sinh. Tuy nhiên, ông Khang cảm ơn tấm lòng của phụ huynh và quyết định sẽ "không thu bất kỳ khoản phí nào trong thời gian học sinh không đến trường để phòng chống dịch COVID-19 (từ 3.2 - 15.4), kể cả việc học online”. Đồng thời, trường vẫn sẽ đảm bảo trả đủ lương cho giáo viên trong thời gian này.

Để có kinh phí thực hiện việc này, lãnh đạo nhà trường cho biết, nhiều năm qua trường đã gây dựng quỹ dự phòng rủi ro và đầu tư phát triển hằng năm. Nhờ đó, khi xảy ra tình huống bất khả kháng, trường vẫn có nguồn dự trữ để duy trì bộ máy. Đặc biệt, trong lúc dịch bệnh khó khăn, nhà trường mong muốn thể hiện trách nhiệm với xã hội, với phụ huynh học sinh.

Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) có chủ trương không thu tiền học phí dạy học online cho học sinh. Lý do là hiện nay các phần mềm thực hiện dạy học online đã được các doanh nghiệp công nghệ thông tin hỗ trợ. Khi có nền tảng công nghệ, chỉ cần giáo viên nỗ lực để soạn giáo án phù hợp với việc dạy online.

"Trường coi đây là hình thức dạy học bổ trợ, không thay thế được dạy học chính khóa. Thời gian và chương trình học chính khóa học kỳ 2 năm học 2019-2020, đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 13.3.2020, học bù vào tháng 6 và nửa tháng 7 . Do vậy, khi nào học sinh đi học, trường mới chính thức thu học phí, theo thời gian quy định biên chế năm học của Bộ GDĐT”- TS Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm nhấn mạnh.

Nhiều trường đại học cũng thông báo sẽ miễn, hoặc giảm học phí dạy học online cho sinh viên. Trường Đại học Văn Lang quyết định giảm 20% học phí đối với học phần học online sinh viên đã đăng ký và tham gia lớp học. Trường Đại học Thương Mại cũng thông báo sẽ thanh toán toàn bộ chi phí mạng 3G cho 20.000 sinh viên, học viên với mức giá gói dịch vụ cao nhất. Đến nay trường cũng chưa thu bất kỳ khoản học phí nào đối với sinh viên.


Theo Laodong

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục