Tại buổi họp báo về tai nạn cây phượng bật gốc khiến một học sinh tử vong và nhiều học sinh khác bị thương tại trường THCS Bạch Đằng (quận 3) chiều 26/5, ông Trần Quang Bá, quyền Chủ tịch UBND Quận 3 cho biết gia đình học sinh tử vong có hoàn cảnh rất khó khăn, thuộc hộ cận nghèo của quận.

Ông Trần Quang Bá cho biết, vào lúc 6 giờ 22 phút ngày 26/5, tại sân trường THCS Bạch Đằng (quận 3) đã xảy ra tai nạn thương tâm. Một cây phượng vĩ bất ngờ bật gốc làm 17 học sinh bị thương từ nhẹ đến nặng và một học sinh tử vong.


Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế TPHCM đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin vụ tai nạn do cây đổ tại Trường THCS Bạch Đằng, Quận 3.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, nhà trường đã liên lạc với các cơ quan chức năng đưa học sinh đến bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện Sài Gòn ITO, An Sinh và bệnh viện Quận 3… đồng thời trực tiếp đến hiện trường cũng như đến bệnh viện động viên thăm hỏi gia đình học sinh.

Trong đó, có 4 em được chuyển sang bệnh viện Sài Gòn ITO, hiện một em đã về và 3 em còn lại được mổ xương; 8 học sinh được đưa vào bệnh viện Nhi đồng 2, trong đó có 5 học sinh đã được cho về 3 học sinh đang chờ mổ; 5 học sinh đưa đi cấp cứu tại bệnh viện quận 3 và hiện đã về nhà.


Thầy Nguyễn Văn Phúc cho biết cây phượng vĩ bị đổ sáng nay được trồng từ năm 1996.

Riêng trường hợp em N.T.K được chuyển đến bệnh viện An Sinh đã tử vong. Đây là bệnh viện nằm ở gần trường. UBND Quận 3 đã chỉ đạo các đơn vị của quận đến bệnh viện và nhà học sinh này để hỗ trợ. Quận đã chi tạm ứng hỗ trợ trước mắt cho gia đình 40 triệu đồng.

Quyền Chủ tịch UBND Quận 3 Trần Quang Bá cho biết thêm, hoàn cảnh gia đình bé K thuộc diện hộ cận nghèo của quận, mẹ em mới sinh em bé được 3 ngày. Đây là trường hợp rất khó khăn, Quận đã chỉ đạo các đơn vị của quận đến động viên, chia sẻ với gia đình.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Phúc, Hiệu trưởng trường THCS Bạch Đằng, cho biết nhóm học sinh bị thương này chủ yếu là học sinh lớp 6/8. Những em này đang ngồi ăn sáng dưới sân để chuẩn bị lên lớp thì bất ngờ cây phượng bật gốc đè lên, khiến các em bị thương.

"Riêng đối với em học sinh N.T.K, trước khi xe cấp cứu đến con tỉnh táo, được cô giáo cho uống nước và hỏi thăm. Tuy nhiên, khi xe cấp cứu của bệnh viện Sài Gòn ITO đến trường thì đã mê man, các bác sĩ đã hội chẩn cấp cứu, hô hấp nhân tạo vừa đưa tới bệnh viện gần nhất hiện trường nhưng bé không qua khỏi”, thầy Nguyễn Văn Phúc cho biết thêm.

Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 TP Hồ Chí Minh Nguyễn Duy Long cho biết, lúc 6 giờ 28 phút Trung tâm Cấp cứu 115 nhận được thông tin về vụ tai nạn. Ngay sau đó, trung tâm đã kích hoạt hệ thống cấp cứu ngoại viện. Khi đến nơi, lực lượng cấp cứu đã phát hiện 1 bé ngưng tim, ngưng thở tại hiện trường và quyết định được đưa vào bệnh viện ngay. Qua rà soát, Bệnh viện An Sinh là bệnh viện gần trường nhất nên đã đưa em vào bệnh viện này cấp cứu. Trường hợp này bị đa chấn thương, trong đó có chấn thương vùng xương chẩm sau đầu và xương sườn, xương chân… Sau 65 phút hồi sức tích cực nhưng bé không có dấu hiệu khả quan.

Thầy Nguyễn Văn Phúc cho biết, cây phượng vĩ bị đổ sáng nay được trồng từ 1996. Hàng năm, các trường đều nhờ công viên cây xanh đến tỉa nhánh cây để giảm nguy hiểm khi giông lốc. Trường cũng vừa tiến hành chăm sóc cây, cho công ty thay đất và tỉa nhánh, nhìn bề ngoài cây không ai có thể nghĩ cây sẽ đổ vì phía ngoài tươi tốt. Hiện trong sân trường còn một cây phượng khác nhiều tuổi hơn cây vừa bị đổ. Bên công ty cây xanh đề nghị nhà trường cho đốn bỏ cây này và trường đã chấp nhận.

Qua vụ việc, Quận 3 cũng đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường trên địa bàn quận xem lại cây xanh trong sân trường để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Trong buổi đi thăm học sinh bị tai nạn sáng nay, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức đề nghị các y bác sĩ khẩn trương, tích cực điều trị cho các học sinh, để các cháu sớm hồi phục về sức khỏe và tinh thần. Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai các biện pháp tăng cường công tác đảm bảo an toàn trong trường học, đặc biệt là liên quan đến các cây xanh cổ thụ ở sân trường khi mùa mưa đang đến.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục