(HBĐT) - Sáng 5/6, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.        



Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được thông tin về một số nội dung chính trong công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Theo đó, kỳ thi sẽ diễn ra trong 2 ngày (9 - 10/8) với 5 bài thi gồm: 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 2 bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội.

       Một trong những mốc thời gian đáng chú ý được thông tin trong hội nghị này là ngày 27/8/2020 sẽ công bố điểm của kỳ thi. Mốc thời gian này chậm hơn so với thời điểm công bố điểm thi THPT quốc gia năm trước hơn 1 tháng. Do vậy, công tác xét tuyển của một số trường đại học sẽ muộn hơn, chậm nhất đến ngày 4/9, các hội đồng thi phải hoàn thành việc in và gửi giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh để phục vụ việc xét tuyển vào đại học.

       Tại hội nghị, một số địa phương đã kiến nghị về công tác tổ chức thi, chấm thi, đặc biệt là công tác thanh tra. Kỳ thi năm nay có nhiều lực lượng thanh tra cùng tham gia, đặc biệt là thanh tra Chính phủ cũng sẽ tham gia vào Ban chỉ đạo thi. Chính vì thế, các điạ phương mong muốn có hướng dẫn chi tiết về chức năng, nhiệm vụ từng cấp thanh tra để tránh chồng chéo. Bên cạnh đó, một số địa phương cũng kiến nghị cần kiểm tra hệ thống máy chủ tổng hợp dữ liệu của thí sinh, bởi trong kỳ thi năm trước, vẫn còn tình trạng thí sinh thay đổi nguyện vọng trực tuyến, nhưng hệ thống lại không cập nhật…

       Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ đơn thuần là để công nhận tốt nghiệp THPT mà còn nhiều ý nghĩa quan trọng khác. Do đó, kỳ thi phải đảm bảo các  yêu cầu như: nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng, minh bạch. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, cán bộ, giảng viên đại học sẽ không tham gia công tác coi thi, chấm thi như mọi năm, nhưng Bộ GD&ĐT đề nghị sẽ tăng cường lực lượng này tham gia vào thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng đề nghị các cấp uỷ, chính quyền địa phương có sự chỉ đạo, quán triệt đầy đủ mục đích, yêu cầu, nội dung cụ thể trong thực hiện tổ chức kỳ thi này. Địa phương cần ý thức rõ tầm quan trọng của kỳ thi để chuẩn bị chu đáo các khâu, tránh xảy ra sai sót.


Dương Liễu

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục