(HBĐT) - Người thầy - nghĩa đầu tiên của danh từ này dành cho người được đào tạo có năng lực sư phạm. Đời của mỗi người ai cũng có thầy.




Không ai nhớ hết khuôn mặt, tên thầy của quãng đường mà ta đến trường, song tình nghĩa thầy trò ở mức độ khác nhau vẫn luôn ghi nhớ. Làm thầy là làm nghề dạy học, nghề thanh cao, thanh bạch mà chẳng mấy thanh nhàn. Mọi người thấy mỗi ngày thầy mấy giờ lên lớp, có mấy tháng nghỉ hè là nhàn nhã lắm. Họ không biết về khuya bên ngọn đèn, thầy cặm cụi lo soạn giáo án, rồi chấm những tập bài, dạy nhiều giờ theo sự phân công, số bài chấm lại trồng lên cao. Cầm chiếc bút đỏ chấm bài, phê bài phải cân nhắc, khách quan, thể hiện trách nhiệm của mình và niềm tin của học sinh, phụ huynh. Có thầy đã cảm xúc:

Chẳng đợi trăng tròn, chẳng trông trăng khuyết
Đêm nao cũng một ngọn đèn xanh
... Như gặp lại những học sinh đến bên mình thao thức
Nét chữ thân thương dịu ngọt những tâm hồn.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 được Đảng, Nhà nước lấy làm ngày kỷ niệm để tôn vinh ngành giáo dục, đội ngũ nhà giáo. Nhưng truyền thống trọng thầy đã có hàng nghìn năm, là giá trị của văn hiến Việt Nam. Người thầy trong tâm thức của mọi người luôn được giữ: ơn cha mẹ, nghĩa với thầy là đạo lý căn bản, là đạo làm người, là nét đẹp nhân văn truyền thống của dân tộc. Ở mỗi con người, sống nêu gương, sống đúng mực, giữ tròn bổn phận người công dân, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, anh em trên kính dưới nhường. Đối với thầy luôn có sự trân trọng, là sự biểu thị của người công dân có văn hóa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, truyền thống tôn sư trọng đạo luôn được phát huy. Bác Hồ luôn đánh giá rất cao vai trò người thầy, Bác nói: "Những người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo là người vẻ vang nhất”.

Để xứng đáng phẩm cách người thầy cần có 3 yếu tố làm nên phẩm cách, là tâm hồn, kiến thức và phương pháp sư phạm. Tâm hồn người thầy cần thể hiện lòng yêu thương, quý mến và tôn trọng con người. Tâm hồn người thầy luôn trong sáng, sống lành mạnh có sự yêu thương học sinh và đồng nghiệp, chính nhờ tâm hồn, lòng yêu thương ấy mà mỗi lời giảng của thầy mới thầm sâu vào tâm trí học sinh, thành những hình ảnh đẹp trong hành trang bước vào đời của mỗi người:

Thầy gọi về đây, những đoàn quân chở mơ ước lên đường
Đi gặp tương lai không chờ năm tháng
Như tiễn những tâm hồn trong bài mình giảng
Đến chân trời mùa xuân.

Trong cuộc sống làm thầy, gặp những hoàn cảnh khó khăn, những tình cảnh éo le thầy phải có cảm xúc để có những hành vi, cử chỉ đẹp. Vừa qua, nạn dịch Covid-19 xảy ra, với tinh thần chống dịch như chống giặc, học sinh phải nghỉ học, thầy không đến trường truyền thụ kiến thức cho học sinh, phải giảng bài online, trực tuyến. Có lẽ đó là giải pháp tình thế. Ở vùng sâu, vùng xa, không có phương tiện, thầy cô lại leo đèo, lội suối đưa bài tập đến từng học sinh, không quản đường xa đội chữ lên non, đầu đội trời, tóc vờn gió núi. Khi khống chế được dịch bệnh, học sinh được trở lại trường, lòng vui hồ hởi được gặp lại thầy cô, gặp lại ánh mắt, nụ cười, cử chỉ thân thương. Có lẽ không có máy móc nào thay được người thầy. Trong bão lũ miền Trung, thầy cô lội giữa dòng nước lũ để giữ lại cho học sinh những dụng cụ, sách vở đầy gian lao, mạo hiểm. 

Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thiết nghĩ người thầy phải luôn rèn luyện phẩm cách, không ngừng học tập nâng cao tính sáng tạo, phấn đấu làm người thầy giáo tốt như lời Bác Hồ dạy: "Người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”.

         
Văn Song (TTV)

Các tin khác


“Hành trình thắp sáng ước mơ” tại Trường THPT Tân Lạc

Đoàn Trường THPT Tân Lạc vừa phối hợp các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường tổ chức chương trình "Hành trình thắp sáng ước mơ”. Đến dự có đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, UBND huyện Tân Lạc. Chương trình có sự hiện diện của nhà báo Tạ Bích Loan - Trưởng Ban sản xuất các chương trình giải trí (VTV 3) Đài Truyền hình Việt Nam...

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ngày 22/3 đã công bố 15 đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.

Trang bị kỹ năng sơ cấp cứu cho 500 giáo viên, học sinh

Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh, Hội CTĐ thành phố Hòa Bình vừa phối hợp tổ chức tập huấn, truyền thông phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa và sơ cấp cứu cho trên 500 giáo viên, học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh.

Chuyển biến trong công tác giáo dục ở huyện Mai Châu

Chất lượng giáo dục đại trà trên địa bàn huyện Mai Châu từng bước được nâng lên, giáo dục mũi nhọn đạt nhiều kết quả tích cực; công tác quản lý giáo dục được đổi mới, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phát triển về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của địa phương... Đó là những kết quả nổi bật mà ngành Giáo dục huyện Mai Châu đạt được.

Nâng cao chất lượng giáo dục qua hội thi giáo viên dạy giỏi

Mỗi năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. Với hội thi giáo viên dạy giỏi trung học phổ thông (THPT) cấp tỉnh thường niên đã trở thành sự kiện quan trọng, là ngày hội thao giảng của giáo viên nhằm góp phần vào thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT tỉnh nhà.

Cục Thi hành án dân sự tặng quà học sinh nghèo vượt khó xã Tân Minh

Thiết thực kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, ngày 19/3, Đoàn Thanh niên Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã đến thăm, tặng quà thầy và trò Trường tiểu học xã Tân Minh, huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục