(HBĐT) - Vùng cao huyện Tân Lạc mùa đông đến sớm. Gần 7h mà con đường dẫn vào trường TH&THCS Nam Sơn (xã Vân Sơn) vẫn mịt mù sương muối, không nhìn rõ mặt người. Thời tiết khắc nghiệt là vậy, nhưng vẫn không ngăn được bước chân học sinh vùng cao hiếu học đến trường. Vượt lên rất nhiều khó khăn, trở ngại, nhiều năm liền, thầy trò trường TH&THCS Nam Sơn luôn giữ vững vị trí là cánh chim đầu đàn của giáo dục vùng cao Tân Lạc.


Học sinh trường TH&THCS Nam Sơn, xã Vân Sơn (Tân Lạc) được tăng cường các tiết thực hành để củng cố kiến thức, kỹ năng. 

Địa bàn vùng cao giao thông đi lại vất vả, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, trường TH&THCS Nam Sơn có đến 41% học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Thầy giáo Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường được xây dựng từ lâu, hiện cơ sở vật chất đã xuống cấp. Nhiều học sinh ở xóm Xôm, cách trường đến 8 km. Thời tiết vùng cao khắc nghiệt nên học sinh khá vất vả. Ngoài ra, sự quan tâm của phụ huynh đối với việc học của con em chưa thật tốt, nhiều em bố mẹ đi làm ăn xa, ở với ông, bà. Vượt lên những khó khăn đó, nhiều năm nay, nhà trường duy trì được việc không có học sinh trong độ tuổi đến trường bỏ học; tỷ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học, học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đạt 100%. Chất lượng giáo dục mũi nhọn của nhà trường luôn đứng đầu các trường vùng cao của huyện.

Hiện, nhà trường có 2 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Năm học 2019 - 2020 vừa qua, học sinh Hà Minh Nghĩa (lớp 5) đoạt giải nhất kỳ thi vẽ tranh tuyên truyền về biển, đảo. Cũng trong năm học này, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các cuộc thi học sinh giỏi bị hạn chế tổ chức. Nhưng những năm trước đó như năm học 2018 - 2019, trường đoạt giải nhất trong "Giao lưu ngày hội học sinh tiểu học” khối các trường vùng cao của huyện; ở bậc THCS có 10 em đạt học sinh giỏi cấp huyện các môn văn hóa, 13 học sinh đạt giải cấp huyện các môn TDTT ở Hội khỏe Phù Đổng huyện. Gần đây nhất, đầu tháng 11 vừa qua, nhà trường đạt giải ba cả ở bậc tiểu học và bậc THCS tại "Hội thi tìm hiểu kiến thức về nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học” huyện Tân Lạc năm 2020.

Chia sẻ về những bài học kinh nghiệm để có được kết quả trên, đồng chí Hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm: Đầu năm học, nhà trường có bài thi khảo sát. Kết thúc học kỳ I, căn cứ kết quả kiểm tra, đánh giá lên danh sách học sinh có kết quả yếu kém, để có hình thức kèm cặp, giúp đỡ phù hợp. Đồng thời, chỉ đạo giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu hoàn cảnh từng học sinh, khảo sát trình độ của học sinh theo từng môn, để có biện pháp bổ sung kiến thức cho các em. Nhà trường cũng tăng cường kiểm tra giáo án, dự giờ kiểm tra việc dạy và học của giáo viên, học sinh, kiểm tra việc phụ đạo học sinh yếu. Yêu cầu giáo viên trong các tiết dạy cần chú trọng, quan tâm hơn nữa đến đối tượng học sinh yếu. Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra đột xuất chất lượng thực tế của học sinh, thông qua bài kiểm tra tại lớp, hoặc hỏi đáp nhanh tại lớp. Chỉ đạo giáo viên khi dạy tăng tiết, cần chú ý những kiến thức mang tính chất vận dụng, khắc sâu lý thuyết, gắn lý thuyết với thực hành.


Dương Liễu

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục