(HBĐT) - Thời gian qua, các cơ sở giáo dục đã chú trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST), tạo sự hứng thú, hỗ trợ học tập, giúp học sinh phát triển toàn diện.



Trường Tiểu học Sông Đà phối hợp tổ chức các hoạt động học tập, trải nghiệm cho học sinh tại đơn vị quân đội-dùng ảnh trên
     
  Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của chương trình đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT). Bên cạnh các môn học khác, HĐTNST trong chương trình GDPT làm cho nội dung giáo dục không bị bó hẹp trong sách vở, mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội. Tùy vào điều kiện thực tế và đặc thù của từng cấp học, bậc học, các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập đã tổ chức các hoạt động với phương pháp gắn lý thuyết với thực tiễn, đã giúp các em phát triển kỹ năng học tập, kích thích hứng thú trong nhận thức, phát triển trí tuệ và nhân cách học sinh, nhờ đó chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên.
      
 Chị Bùi Thị Thủy, phường Tân Thịnh có 2 con, một đứa học trường tiểu học, một đứa học trường THCS ở TP Hòa Bình. Hai con của chị tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, đi thực tế do nhà trường tổ chức. Theo chị Thủy, hoạt động thăm quan, trải nghiệm thực tế rất thiết thực. Thứ nhất nó vừa giảm áp lực, tạo sự phấn khởi cho con trẻ, thứ 2 lại giúp trẻ có thêm nhận thức các mặt của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động thăm quan, trải nghiệm thực tế sinh động cũng giúp trẻ tự tin, tiếp cận dễ dàng hơn với các kiến thức tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử… Mới đây, nhà trường nơi con chị Thủy học học tiểu học tổ chức cho học sinh và phụ huynh đi thăm quan Thủ đô Hà Nội. Trong chương trình, chị và con được thăm lăng Bác Hồ, đến Văn miếu Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam… Xem các hoạt động văn hóa dân gian như múa rối nước để hiểu thêm những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tham gia các HĐTNST trở lại về nhà, cháu tự tin hơn rất nhiều, có ý thức hơn trong học tập, muốn tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống…
       
Hiện nay, nhiều trường trên địa bàn thành phố đã chú trọng tổ chức cho học sinh đi thăm quan Tượng đài Bác Hồ, thủy điện Hòa Bình, thăm quan Bảo tàng tỉnh, gặp các chú bộ đội… mang lại hiệu quả rất tốt, giúp học sinh hiểu thêm về truyền thống văn hóa, lịch sử của quê hương. Em Bùi Minh Trang, học sinh lớp 4, trường Tiểu học Sông Đà phấn khởi kể: Chúng con được thầy cô cho thăm nhà máy thủy điện Hòa Bình, tượng đài Bác Hồ hiểu thêm về tình cảm của vị lãnh tụ kính yêu lo cho dân, cho nước, hiểu về một giai đoạn lịch sử gian khổ, hy sinh những đầy hào hùng xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Đến thăm quan doanh trại quân đội, chúng con cũng hiểu về những chú bộ đội khỏe khoắn, luôn sẵn sàng chiến đấu vì bình yêu của đất nước, của Tổ quốc thân yêu. Thời gian qua, nhiều trường học trên địa bàn huyện Lạc Thủy cũng đã tổ chức cho học sinh đi thăm quan, trải nghiệm Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam tại xã Phú Nghĩa, đồn điền Chi Nê, nơi vinh dự được đón Bác Hồ về thăm... Qua đó góp phần bồi dưỡng, trau dồi lý tưởng cách mạng, thêm yêu quê hương Lạc Thủy anh hùng. Nhiều em đã tự tin giới thiệu về di tích lịch sử cách mạng với bạn bè… 
       
Nhiều trường học trong tỉnh cũng đã tích cực thực hiện mô hình trường học gắn với di sản văn hóa, hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong cả giờ học chính khóa và ngoại khóa, lồng ghép các nội dung giáo dục về lịch sử, địa lý địa phương. Giáo viên tại của các trường cũng chủ động sưu tầm tài liệu, tranh, ảnh, băng đĩa, xây dựng hệ thống tư liệu cho chủ đề dạy học nhằm khơi gợi sự tìm tòi, khám phá của học sinh. Không chỉ có các trường công lập, một số cơ sở giáo dục tư thục cũng cùng với triển khai hoạt động văn hóa cũng áp dụng mô hình giáo dục tiên tiến, chú trọng tới các hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng cho học sinh các cấp học. Trong đó, dù mới đi vào hoạt động không lâu, nhưng Trung tâm Giáo dục ATTIC cũng đã thường xuyên tổ chức các hoạt động dã ngoại trải nghiệm cho học sinh, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, các trò chơi dân gian, thi vẽ tranh… tại công viên; tổ chức cho học sinh đến doanh trại quân đội để có những kiến thức cần thiết, giúp các em nâng cao cảm hứng học tập, khám phá thực tế và rèn luyện các kỹ năng mềm quan trọng. Ngoài việc rèn luyện thể chất, trau dồi năng khiếu thể thao - nghệ thuật, các HĐTNST còn khơi gợi niềm đam mê học tập, tìm tòi khám phá, tô điểm thêm nhiều màu sắc cho đời sống học đường thú vị. Mỗi giờ học không còn khô khan với những trang sách, những tiết học bên ngoài lớp giúp học sinh tiếp thu bài học trong tâm thế thoải mái, tự nhiên. Bên cạnh đó, HĐTNST còn là một hình thức quan trọng trong việc giảng dạy kỹ năng sống - giá trị sống. Thông qua mỗi hoạt động, học sinh phát triển cân bằng về trí tuệ, tâm hồn, thể chất và khám phá được tiềm năng bản thân. HĐTNST đã giúp các em phát triển kỹ năng học tập, kích thích hứng thú trong nhận thức, phát triển trí tuệ và nhân cách học sinh, nhờ đó chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên.

Linh Trang

Các tin khác


Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục