Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 6 quốc gia là Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Phillippines và Việt Nam đã tham gia chu kỳ khảo sát đầu tiên đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học (SEA-PLM) giai đoạn 2018-2021. Kết quả, 3 lĩnh vực là toán, đọc hiểu và viết của Việt Nam đều cao nhất.

SEA-PLM là chương trình đánh giá học sinh lớp 5 ở các lĩnh vực Toán học, Đọc hiểu, Viết và Giáo dục Công dân toàn cầu, nhấn mạnh chất lượng và chiều sâu của việc học tập.

Chú thích ảnh
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ trao bằng khen cho những cá nhân có thành tích xuất sắc trong đánh giá chất lượng giáo dục giai đoạn 2018-2021. Ảnh: TT

Kết quả đánh giá cho thấy, ở lĩnh vực Toán học, điểm trung bình của học sinh Việt Nam là 341,55 điểm. Trong khi đó, điểm trung bình của học sinh 6 quốc gia là 304,79 điểm.

Lĩnh vực Đọc hiểu, điểm trung bình của học sinh Việt Nam là 336,46 điểm. Trong khi đó, điểm trung bình của học sinh 6 quốc gia là 300 điểm.

Lĩnh vực Viết, điểm trung bình của học sinh Việt Nam là 328,01 điểm. Trong khi đó, điểm trung bình của học sinh 6 quốc gia là 304,92 điểm.

Phân tích chi tiết kết quả khảo sát tại Việt Nam cho thấy học sinh vùng sâu, vùng xa còn khoảng cách khá xa so với học sinh các vùng khác về kết quả ở 3 lĩnh vực.

Kết quả học tập trong lĩnh vực Toán học của học sinh nữ tương đương với học sinh nam nhưng ở lĩnh vực Đọc hiểu và Viết, học sinh nữ đạt thành tích cao hơn học sinh nam.

Học sinh ở nhóm gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, trung bình cao có mức điểm trung bình và mức độ thành thạo chênh lệch lớn so với nhóm học sinh gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, trung bình thấp. Trình độ học vấn của cha mẹ càng cao thì kết quả học tập của con cái càng tốt. Bên cạnh đó, nghề nghiệp của cha mẹ, điều kiện học tập ở gia đình cũng có ảnh hưởng khá lớn đến kết quả học tập của học sinh.

Với việc tham gia SEA-PLM, ngoài mục tiêu chung của các nước ASEAN, Việt Nam hướng tới một số mục tiêu cụ thể như hội nhập với các nước trong khu vực về giáo dục; đo được mặt bằng giáo dục Việt Nam so với các nước trong khu vực; phân tích được thực trạng giáo dục và các khuyến nghị thay đổi chính sách giáo dục để cải thiện chất lượng giáo dục Việt Nam ngày một tốt hơn.  

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, hoạt động của SEA-PLM đã giúp ngành Giáo dục nhận thức được đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của công tác đánh giá chất lượng giáo dục. Theo đó, việc đánh giá chất lượng giáo dục không chỉ dựa trên kết quả dạy học mà còn thể hiện ở công tác quản trị, quản lý nhà trường; thể hiện ở các yếu tố tác động như môi trường giáo dục, cơ sở vật chất, sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh, yếu tố vùng miền, khu vực…

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho 50 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động SEA PLM 2019 và đánh giá chất lượng giáo dục giai đoạn 2018-2021.


 

Theo TTXVN

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục