Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước Nguyễn Kim Sơn đã ký Quyết định số 80/QĐ-HĐGSNN công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023 cho 630 nhà giáo, trong đó có 58 Giáo sư, 572 Phó giáo sư.


Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước Nguyễn Kim Sơn. (Ảnh: HĐGSNN)

Đây là những ứng viên có tên trong danh sách đạt tiêu chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023 đã được công bố sau khi phiên họp lần thứ XII của Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2018-2023 diễn ra vào ngày 4 và 5/11.

Với Quyết định được Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước đã ký, những ứng viên này đã chính thức được công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.

Năm nay, ngành kinh tế đông nhất ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư nhất với 92 người được công nhận, gồm có 6 Giáo sư và 86 phó giáo sư; ngành y học có 63 người, trong đó có 6 Giáo sư; liên ngành hóa học-công nghệ thực phẩm có 54 ứng viên, trong đó có 6 Giáo sư; liên ngành cơ khí-động lực có 43 người, trong đó có 6 Giáo sư...

Ba nhà giáo được công nhận chức danh Giáo sư trẻ nhất năm nay sinh năm 1984. Trong đó, 2 người công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là: Nguyễn Đại Hải, ngành hóa học, Viện Công nghệ Hóa học; Đoàn Thái Sơn ngành toán học, Viện Toán học. Giáo sư thứ ba trẻ nhất là Trần Xuân Bách, ngành y học, Trường đại học Y Hà Nội.

Ba nhà giáo được công nhận chức danh Phó Giáo sư trẻ nhất đều sinh năm 1990, thuộc ngành kinh tế, là: Nguyễn Thị Hồng Nhâm, Khoa Tài chính, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Phan Thị Thu Hiền, Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường đại học Ngoại thương, Hà Nội; Lê Thanh Hà, chuyên ngành Kinh tế học, Khoa Kinh tế học, Trường đại học Kinh tế quốc dân.

Trong danh sách có Giáo sư Tạ Thị Hoài An, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sinh năm 1972. Bà trở thành nữ Giáo sư Toán học thứ ba của Việt Nam trong gần 70 năm qua.

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục