6 em nhỏ chia thành 3 cặp luyện đánh cờ.

6 em nhỏ chia thành 3 cặp luyện đánh cờ.

“Bạn nào giải được thế cờ này giúp cô nào?” – Ngay sau khi Kiện tướng FIDE (Kiện tướng của Liên đoàn Cờ vua thế giới) Lương Nhật Linh vừa hỏi, 6 em nhỏ trong lớp đã nhao nhao: “Con ạ!”, “Con giải được cô ơi”… Căn phòng nhỏ đầy các hình trang trí ngộ nghĩnh trên tầng 10 tràn ngập tiếng nói cười của trẻ hào hứng tham gia giải thế cờ.

Đây là một trong 12 buổi học của lớp Nhập môn cùng Kiện tướng do Kiện tướng FIDE Lương Nhật Linh đứng lớp. Kể từ khi thành lập vào ngày 20/11/2009, Câu lạc bộ (CLB) Học cờ cùng Kiện tướng đã mở 3 lớp học dành cho trẻ 4 tuổi (4-6 bé/lớp) và từ 4 đến 10 tuổi (12 cháu/lớp).

CLB Học cờ cùng Kiện tướng do Lương Nhật Linh, Lương Minh Huệ, Nguyễn Văn Huy, Hoàng Thị Bảo Trâm, Từ Hoàng Thông (đều là Kiện tướng quốc gia và quốc tế) sáng lập với mong muốn bồi dưỡng trẻ môn cờ vua ngay từ khi còn nhỏ để khai thác khả năng tư duy của trẻ.

Giáo viên đều là Kiện tướng quốc gia trở lên và phải qua lớp học về tâm lý trẻ em, phương pháp sư phạm. Hiện tại, ngoài trụ sở chính ở tòa nhà CT2B, CLB còn có các trụ sở ở Mỹ Đình – Sông Đà và Trung Hòa – Nhân Chính.

Khi đăng ký, giáo viên sẽ có một bài kiểm tra nhỏ để thử khả năng tư duy của trẻ.

Với trẻ biết chơi cờ, giáo viên trực tiếp đánh vài nước để thử sức cờ của các em. Với trẻ chưa biết gì về cờ vua, giáo viên sẽ hỏi xem bé có thích chơi cờ không, bởi chỉ khi có hứng thú thì trẻ mới đam mê học tập.

Sau đó, mỗi phụ huynh sẽ nhận một tài liệu hướng dẫn dành cho cha mẹ để chơi cờ cùng trẻ và trẻ được tặng một bộ bàn cờ.

Các lớp học được chia theo nhiều cấp độ: sau lớp Nhập môn, trẻ sẽ lên cấp Tốt, Mã và Tượng. Mỗi lớp học 1 tuần/2 buổi trong 1,5 tháng với học phí 100 nghìn/buổi. Các cháu học ở khu Mỹ Đình I và II sau giờ học đều được đón về trụ sở CLB, ăn nhẹ và học cờ.

Học cờ để… viết đẹp và đọc to

Ngày đầu học, nhiều em tỏ ra sợ sệt, Linh tạo tâm lý thoải mái: “Con nói sai cô sẽ sửa, con nói đúng cô và các bạn sẽ hoan nghênh”. Bọn trẻ đều nhớ nên mỗi lần Linh đặt câu hỏi, trước khi trả lời, các bé đều hỏi: “Con nói sai cũng được đúng không cô?”. Nhiều khi, các thầy cô cũng lâm vào tình huống dở khóc dở cười khi đang học, bé bỗng tâm sự: “Cô ơi, hôm qua mèo nhà con sinh được 3 con đấy.” Lúc đó, các cô phải dẫn dắt để câu chuyện trở về cờ vua.

Mô tả ảnh.
Kiện tướng FIDE Lương Nhật Linh hướng dẫn bé Ly và bé Nam chơi cờ.

Trong giờ học, các Kiện tướng thường nêu các thế cờ để các em giải, thỉnh thoảng cho trẻ tập đánh cờ với nhau. Ở từng cấp độ, các giáo viên sẽ dạy trẻ tính đường đi, nước bước của mình và đối phương. Trẻ được hướng dẫn suy nghĩ về hướng đi của mình và đối phương ở lớp nhập môn. Còn lên lớp cao hơn, giáo viên sẽ chỉ cho trẻ cách tính 10 đến 15 nước đi. Trong lớp, các Kiện tướng còn đưa ra nhiều câu hỏi tình huống, câu hỏi đúng sai xoay quanh 32 quân và 64 ô cờ. Ngoài ra, trong mỗi khóa học đều có một buổi để giáo viên kể chuyện về vua cờ. Lương Nhật Linh kể: “Trong lớp có trẻ cũng thích chơi game. Khi mình kể chuyện về vua cờ Bobby Fisher thích chơi game nhưng chơi nhiều đánh cờ lại kém, bọn trẻ thấy thế cũng không chơi game nữa”.

Bé Đặng Hải Ngọc (lớp 1 trường Tiểu học Nghĩa Tân) nghe mẹ nói chơi cờ để viết chữ đẹp, rèn thông minh nên khi được hỏi lý do học cờ, bé nói: “Trước kia con viết xấu và không đọc được to, con học cờ để viết đẹp hơn và đọc to hơn”.

Sau giờ học cờ trên lớp, các vị phụ huynh quan sát thấy cách cư xử của con tốt hơn, ăn nói rành mạch, lập luận vững chắc.

Anh Lê Anh Hùng, phụ huynh bé Lê Anh Đức (lớp 2 trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm) cho biết: “Anh chị quan tâm và muốn cháu tham gia chơi cờ vì cờ vua giúp phát huy tư duy của trẻ, tăng khả năng tập trung. Trước đây, bé không ngồi yên một chỗ được đến 15 phút nhưng giờ khi học cờ thậm chí ngồi cùng cô đến 2 tiếng”. Gần đây, anh còn đưa cả cháu ruột đến học cùng con trai.

Lý do cho con học cờ khác anh Hùng nhưng chị Liên (Mỹ Đình) thấy bé Nam (5 tuổi, trường mầm non Hoa Anh Đào) cũng bớt nghịch hơn: “Chị cho cháu học để bớt nghịch hơn. Trước kia cháu nghịch chị không nói được, giờ dọa không cho chơi cờ thì cháu ngoan hẳn. Khi nào em nhỏ lên 4 tuổi chị cũng sẽ cho cháu đi học để hai anh em đánh cờ với nhau”.

Mở rộng mô hình dạy cờ trong trường học

Học cờ vua giúp trẻ biết quan sát, phân tích tình huống, đánh giá vấn đề, độc lập trong suy nghĩ và tăng khả năng thuyết trình. Ở lứa tuổi từ 4 đến 10 tuổi, trẻ phát triển hoàn hảo nhất. Vì thế, các Kiện tướng mở lớp học cờ dành cho đối tượng này vừa để phát huy khả năng của các em, vừa tìm ra những tài năng tiềm ẩn để đào tạo và bồi dưỡng trong lớp học đặc biệt. Đặc biệt, ở CLB, trẻ nào muốn đi thi đấu đều được đi thi.

Mô tả ảnh.

Sau mô hình dạy cờ ở trụ sở CLB, hiện tại, CLB đang tiến hành liên hệ với các trường tiểu học tại Hà Nội để mở lớp dạy cờ cho các em.

Hiện tại, lớp học cờ mới khai giảng ngày 13/1 tại trường Tiểu học Cát Linh. Chị Đặng Thị Tuyến, quản lý CLB, nói: “Trường Cát Linh đã có sẵn mô hình lớp cờ vua, trước đó số học sinh tham gia chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mọi người ở CLB phải đến từng lớp giới thiệu với các em và treo băng-rôn ở ngoài cổng trường để các vị phụ huynh biết. Hôm đầu có 18 cháu, chị Phó Hiệu trưởng gọi điện bảo đây là kỳ tích của trường. Đến hôm khai giảng có 34 cháu, giờ chốt danh sách là 32 em”.

Lớp học cờ được chia thành 2 lớp: dành cho trẻ đã biết chơi và cho trẻ chưa biết đến cờ vua. Trẻ sẽ học trong 3 tháng, vào chiều thứ 4 và thứ 6 hàng tuần sau giờ học. Giáo viên sẽ là các Kiện tướng của CLB.

Hiện nay, CLB đang liên hệ với một số trường tiểu học để kết hợp với nhà trường đưa môn cờ vua thành môn ngoại khóa. Theo Nhật Linh, có nhiều nơi dạy cờ nhưng không phải ai cũng là Kiện tướng. Giảng viên là Kiện tướng sẽ có lợi thế hơn người khác vì họ có sự trải nghiệm trong thời gian thi đấu và đã khẳng định được vị trí của mình bằng danh hiệu.

 

                                                               Theo VietNamnet

Các tin khác


Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên khóa 23

Ngày 3/5, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho học sinh (HS), sinh viên (SV) khóa 23.

Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục