Tuy đặt ra chỉ tiêu cụ thể về tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, song khó ai có thể hoàn toàn tự tin sẽ đạt đúng 100% nếu không có sự “phù phép” hay can thiệp nào đó. Hai giải pháp để thực thi quyết tâm này.

Hoặc là mạnh dạn (và lạnh lùng) gạt những HS yếu kém ra khỏi cuộc chơi thành tích của nhà trường, hoặc xếp những HS “cá biệt” vào lớp khác với lịch học dày hơn và tất nhiên học phí cũng cao hơn nhân danh “bồi dưỡng và tăng cường kiến thức HS”.

Với cả hai giải pháp, những trường này đều đẩy gia đình và HS vào thế “nắm dao đằng lưỡi”. Và cách tốt nhất phụ huynh lựa chọn là chấp nhận để con em ra đi bởi nếu ở lại bên cạnh việc chắc chắn phải tốn nhiều tiền (không phải gia đình nào cũng kham nổi) song chưa chắc kết quả cuối cùng như mong đợi.

Chưa kể những “lớp học cá biệt” này dễ gieo vào suy nghĩ các em sự mặc cảm, tự ti, tác động xấu đến tâm lý tuổi học trò. Nhưng với giải pháp ra đi, các em đã thật sự thanh thản? Sự phân biệt đối xử tuy không còn ở trường cũ nhưng với trường mới tiếp nhận liệu có vô hình trung sẽ hình thành, chí ít là trong cách nhìn của những HS cũ ở ngôi trường mới đến này.

Tôi còn nhớ trong một buổi sinh hoạt lớp khi còn học THPT. Hôm đó thầy tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một “vết đen” trong sổ đầu bài do một giáo viên bộ môn phê về một HS. Thầy tỏ ra rất giận và nói đánh một “vết đen” vào sổ đầu bài là không khó, nhưng lẽ ra giáo viên bộ môn phải tìm mọi cách giảng giải cho HS đó hiểu vấn đề một cách rốt ráo bởi đó chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của người thầy.

Theo A.X.Makarenko, nhà sư phạm lỗi lạc của Liên Xô (cũ), không có trẻ xấu, chỉ có người thầy chưa tìm ra cách xóa đi cái xấu trong trẻ. Cũng vậy, thay vì lạnh lùng gạt ra những HS yếu kém, cá biệt thì trọng trách của người thầy phải là chuyển hóa HS từ xấu trở thành tốt, từ yếu kém cá biệt trở nên khá hơn.

Đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu kể cả chỉ tiêu thành tích để phấn đấu bao giờ cũng cần thiết. Tuy nhiên với việc chăm bẵm vào mục tiêu, chỉ tiêu thành tích cho riêng mình theo cách làm trên, nhiều trường đã xa rời mục đích tốt đẹp và sự nghiệp chung của ngành giáo dục!

                                                                        Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục