Nhiều tỉnh, thành công bố tất cả học sinh tốt nghiệp lớp 9 đều được vào học lớp 10 hoặc tương đương với nhiều loại hình từ trường THPT công lập, ngoài công lập, giáo dục thường xuyên cho đến TCCN, dạy nghề... Như vậy, trên lý thuyết, trường lớp không thiếu nhưng tại sao phải tổ chức thi tuyển vào lớp 10? Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng do công tác hướng nghiệp, phân luồng còn yếu.

Trường nghề không đạt chỉ tiêu
 
TPHCM, Cần Thơ cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước hiện không thiếu các trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, TCCN..., nơi có thể đón những học sinh tốt nghiệp THCS có năng lực vừa phải vào học. Những học sinh này dù có cố gắng vào được lớp 10 cũng không theo đuổi được đến cùng, thậm chí bỏ học ngay khi kết thúc học kỳ 1 của năm học lớp 10.
 
Nhưng thực tế, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học trong các cơ sở dạy nghề và TCCN rất thấp. Năm học 2006-2007, tỉ lệ học sinh sau THCS vào học trong cơ sở dạy nghề chiếm 3,1%, TCCN chiếm 1,4%; năm học 2007-2008, tỉ lệ này là 2,5% và 1,8%.
 
TS Nguyễn Trần Nghĩa, Hiệu trưởng Trường Công nhân Kỹ thuật TPHCM, nhận định: “Học sinh sau khi tốt nghiệp THCS chỉ có một luồng là vào THPT”. Tuy nhiên, khả năng tiếp nhận của các trường THPT công lập chỉ đạt khoảng 80%. Còn các trường TCCN, dạy nghề lại không đạt chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.
 
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Ở một số nước giáo dục phát triển, việc phân luồng học sinh được thực hiện rất bài bản. Ngay từ khi tốt nghiệp THCS, không ít học sinh đã chuyển sang học hướng nghiệp, những em khác kiến thức vững hơn thì sang học kiến thức hàn lâm để sau này thi ĐH”.
 
Theo bà Hoàng Thị Hồng Hải, nguyên trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Phú - TPHCM, để giải quyết vấn đề học sinh sau tốt nghiệp THCS, cần phải làm tốt công tác phân luồng. Những học sinh không có khả năng học THPT cần phải được định hướng sớm để học nghề. 
 
Đẩy mạnh trắc nghiệm hướng nghiệp
 

Đối với Việt Nam, vấn đề phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS đã được nói đến từ lâu, được đưa vào kế hoạch năm học của nhiều tỉnh, thành. Thậm chí, mục tiêu của Bộ GD-ĐT từ năm 2010 đến năm 2020 là phải thu hút 30% học sinh tốt nghiệp THCS vào học TCCN và học nghề. Tuy nhiên, đến nay, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề cũng chỉ dừng lại ở một con số.

 
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo TS Nguyễn Trần Nghĩa, có nguyên nhân từ công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS chưa được thực hiện đồng bộ, triệt để.
 
Hình thức giáo dục hướng nghiệp hiện nay còn mang nặng tính hình thức, không thể hiện đúng mục tiêu. Các môn học công nghệ, kỹ thuật chỉ mang tính lý thuyết chung chung, chưa hình thành được kỹ năng cơ bản như mục tiêu của môn học.
 
Để đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp trong các trường THCS, TS Nguyễn Trần Nghĩa cho rằng các trường cần sử dụng các bộ công cụ trắc nghiệm hướng nghiệp để tư vấn, định hướng nghề phù hợp với khả năng, giúp học sinh an tâm, ổn định trong việc lựa chọn nghề theo học. Mỗi năm một lần, học sinh cần được trải qua trắc nghiệm hứng thú nghề nghiệp.
 

TS Nguyễn Trần Nghĩa cũng đề nghị: “Bộ GD-ĐT và các sở xây dựng định hướng phân luồng học sinh phổ thông cuối THCS theo tỉ lệ số học sinh cuối cấp THCS với số vào lớp 10 dựa trên kết quả điểm cuối cấp, số còn lại định hướng tư vấn nghề nghiệp để vào học các trường TCCN và dạy nghề...”.

 

                                                                                    Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục