Nạn sao chép tài liệu, luận văn... đã khiến cho trường đại học - môi trường giáo dục bậc cao - trở thành nơi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vừa nhiều vừa phức tạp.

 

“Việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong trường ĐH vừa nhiều về số lượng vừa phức tạp về tính chất. Nhiều giảng viên, sinh viên vi phạm rất hồn nhiên” - TS. Lê Văn Hưng, Trưởng Khoa Luật Trường ĐH Kinh tế TPHCM, nhìn nhận tại hội thảo “Bảo vệ quyền tác giả trong trường ĐH” do Trường ĐH Kinh tế TPHCM tổ chức sáng 23/6.

Chép từ tài liệu sao chép!

TS. Lê Văn Hưng nêu thực tế: Nhiều giảng viên sao chép tài liệu của người khác nhưng không dẫn nguồn. Hành vi đó đã trở thành một thói quen tồn tại nhiều năm. Giảng viên sử dụng lâu dần rồi trở thành “tài sản” của mình cho đến khi “xảy ra chuyện” mới giật mình thì sự đã rồi. Qua khảo sát về việc sử dụng công trình nghiên cứu khoa học của người khác để làm luận văn, luận án của nghiên cứu sinh, học viên cao học, TS. Lê Văn Hưng nhận định việc phát hiện sao chép rất khó. Đối với khóa luận tốt nghiệp của sinh viên thì lại càng khó hơn vì nhiều đề tài lặp đi lặp lại và số lượng sinh viên làm khóa luận mỗi năm đều rất đông. “Thực tế là việc sao chép trong trường ĐH nằm ngoài tầm kiểm soát. Thậm chí việc sao chép phổ biến đến mức có người lại sao chép cả những tài liệu đã được sao chép từ người khác”  - TS. Lê Văn Hưng nói.

TS. Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cũng cho biết thực tế, có những người hướng dẫn lại cùng đứng tên cuốn sách của chính học trò của mình, rồi đưa vào hồ sơ để xin học hàm. Hay có những người làm chủ biên nhưng không viết chữ nào... Theo TS. Vũ Mạnh Chu, đây là thực tế đáng tiếc vì người thầy trước hết phải có danh dự của người thầy, bên cạnh đó là đạo đức của người làm khoa học.

Sinh viên cần phải học về đạo đức nghiên cứu khoa học khi bước chân vào giảng đường ĐH.

Cần quy chế sở hữu trí tuệ trong trường ĐH 

Thạc sĩ Trương Thùy Trang, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM, cho rằng giảng dạy, nghiên cứu trong trường ĐH nhằm mục đích chủ yếu cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội, nguồn nhân lực này không chỉ thành thạo kỹ năng và có hiểu biết mà còn phải có phẩm chất đạo đức. Họ cần nhận thức rằng cái gì sử dụng của người khác thì phải xin phép, có như vậy đạo đức nghề nghiệp mới được gìn giữ.

Thạc sĩ Trương Thùy Trang cho rằng các trường ĐH cần xây dựng quy chế quản lý sở hữu trí tuệ. Quy chế bao gồm các quy định về quyền sở hữu, ưu tiên bảo mật, về tổ chức khai thác thương mại, về phân chia lợi ích và các thủ tục... Bên cạnh đó, cần hình thành đầu mối chuyên trách theo dõi, giám sát và triển khai các nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ, kịp thời xử lý những xung đột liên quan đến sở hữu trí tuệ trong trường ĐH...

Thông qua việc so sánh kinh nghiệm bảo hộ sở hữu trí tuệ của một số trường ĐH nước ngoài, PGS-TS Phạm Duy Nghĩa, giảng viên Khoa Luật Trường ĐH Kinh tế TPHCM, cho rằng để tránh việc “đạo văn”, ngay khi nhập học tuần đầu tiên, sinh viên cần phải được giới thiệu về các nguyên tắc bảo vệ sở hữu trí tuệ, trong đó đặc biệt là đạo đức của người nghiên cứu khoa học và những hình thức kỷ luật nếu sinh viên “đạo văn”. Bên cạnh đó, các trường cũng tạo điều kiện cho các thầy cô có cơ hội sử dụng các công cụ phát hiện “đạo văn” như các phần mềm hỗ trợ việc phát hiện việc sao chép hiện đang được bán trên thị trường...

 

                                                                                Theo DanTri

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục