Hôm nay 25-6, Sở GD-ĐT TPHCM triển khai đáp án tại các hội đồng chấm thi kỳ tuyển sinh lớp 10, trong bối cảnh một số ý kiến cho rằng, đề thi môn văn có câu hỏi tối nghĩa, làm cho thí sinh (TS) bị mất điểm. Nhưng với đáp án chính thức được đưa ra, ngành chức năng và nhiều giáo viên cùng khẳng định: Đáp án thoáng, TS không chịu thiệt.

 

Thí sinh trao đổi với người thân sau giờ thi môn Văn tại Hội đồng thi Trường THCS Lý Phong, quận 5. Ảnh: MAI HẢI

Đổi mới cách ra đề

Thầy Nguyễn Phước Bảo Khôi, giảng viên khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TPHCM phân tích: Câu văn “Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh” không có gì sai về nghĩa khi trên nguyên tắc, hiếm có người Việt nào hiểu câu theo ý “Bản thân (mình) là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh” cả.

Hơn thế, ở chương trình môn Ngữ văn cấp 2, HS đã được học qua bài về Cụm động từ ở học kỳ 1 lớp 6; bài Câu trần thuật đơn có từ Là ở học kỳ 2 lớp 6 (trong bài tập trang 116 - SGK Ngữ văn 6, tập 2 có đưa ví dụ về thơ Tố Hữu như sau: “Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối/ Và dại khờ là những lũ người câm”); rộng hơn một chút là bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu ở học kỳ 2 lớp 7. Và đó chỉ là câu dẫn, chưa phải là yêu cầu chính của câu hỏi.

Thêm vào đó, HS đều biết trước khi tiến hành làm một bài văn, bao giờ cũng có thao tác đọc kỹ đề bài. Các em chỉ cần chú ý rõ phần sau là xác định được vấn đề cần làm rõ. Đề đã trình bày rất cụ thể và rõ ràng vấn đề cần nghị luận, nếu có chút gì cần góp ý thẳng thắn thì đó chính là việc đề văn có thể đã dư câu đầu tiên. Theo thiển ý, chúng ta nên diễn đạt gọn đề thành: Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.

Theo đánh giá của cô Lê Thị Phương Hòa, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, đề thi môn văn của kỳ thi tuyển lớp 10 năm nay khá hay, có tính phân loại HS, nhất là câu 3 phần nghị luận xã hội đã đặt ra vấn đề bàn luận khá mới mẻ, cởi mở. Điều này cho thấy, ngành GD muốn lắng nghe ý kiến phản hồi ngược lại từ phía “khách hàng” là người học.

Cùng quan điểm trên, một giảng viên của Trường ĐH Sư phạm TPHCM đánh giá: Xét về tác dụng của đề bài, tôi cho rằng đây là một đề nghị luận xã hội khá hay, khi hiện nay có một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên có những cách thể hiện bản thân một cách khác người (thậm chí tiêu cực, quái đản).

Không chỉ đưa ra một vấn đề gần gũi, đáp án còn khuyến khích các em nêu quan điểm riêng của mình (đáp án chấm thi rất thoáng, tôi xin ghi ra đây nguyên văn phần lưu ý được in đậm trong đáp án: “HS có thể bàn luận về cách thể hiện bản thân của riêng mình trong toàn bài”, giám khảo dựa vào kỹ năng làm bài và nội dung bài làm HS để đánh giá mức điểm) và ẩn chứa, gợi mở một thông điệp định hướng tích cực. Đây là điểm đáng ghi nhận của đề văn này.

Đáp án đủ “thoáng”

Không chỉ đề thi tuyển sinh lớp 10 năm nay được đánh giá cao, khi đáp án chính thức được công bố, nhiều giáo viên cũng khá bất ngờ vì quá “mở”. Thầy Nguyễn Văn Cải, GV Trường THPT Quang Trung chia sẻ: Nhiều năm chấm thi môn văn các kỳ thi tốt nghiệp THPT, đại học, đáp án thường khá chi tiết, cụ thể từng phần theo thang điểm quy định. Giám khảo dựa vào đó để đánh giá bài làm của TS, đôi khi giám khảo cũng chấm cao những ý mới của TS nhưng không dám “quá tay”.

Trong khi đó, đáp án của đề văn lớp 10 năm nay chỉ đưa ra những gợi ý khái quát, những yêu cầu cơ bản của thể loại nghị luận xã hội, không đưa ra thang điểm chi tiết của 2 câu nghị luận để giám khảo có thể cho điểm theo ý kiến riêng của TS. Đáp án chỉ yêu cầu TS nắm về kỹ năng: phương pháp làm bài nghị luận xã hội; bố cục và hệ thống ý sáng rõ; hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả; biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận như chứng minh, giải thích…

Về yêu cầu kiến thức, yêu cầu TS giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, đáp án chỉ nêu ra những nội dung có tính chất gợi mở như: Thể hiện mình là làm cho người khác thấy được những đặc điểm của bản thân qua hành vi, cử chỉ, lời nói… Rồi ở môi trường học đường, HS có nhiều cách biểu hiện bản thân, trong đó có cách thể hiện tích cực, đúng đắn (chăm chỉ học tập, tham gia phong trào, yêu thương và quan tâm bạn bè…) cần được khẳng định; đồng thời có những thể hiện tiêu cực sai trái (đánh nhau, nói năng thiếu văn hóa…) cần lên án, phê phán. Đề ra cách thể hiện tích cực của bản thân.

Cô Lê Thị Phương Hòa, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn cho biết: Đáp án quá thoáng, so với các năm trước, không yêu cầu cụ thể từng chi tiết, liệt kê ý 1-2-3… chỉ đơn giản là những gợi ý mở, không gò bó nội dung. Tôi rất tâm đắc vì đáp án câu 3 chỉ nêu nội dung khái quát, không “bó tay” giám khảo và tôn trọng ý kiến sáng tạo của TS. Tuy nhiên, để đạt điểm tuyệt đối, bài làm không chỉ đúng ý mà cần phải thể hiện được kỹ năng làm bài, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, hành văn mạch lạc và đáp ứng được giới hạn 1 trang giấy thi của đề bài.

Một chuyên viên môn Ngữ văn của Sở GD-ĐT chia sẻ: Đề thi năm nay nhằm đổi mới dần cách ra đề thi, không theo lối mòn kiểm tra kiến thức theo hình thức học thuộc lòng, bài mẫu, đưa TS tiếp cận, bày tỏ quan điểm với những vấn đề thời sự, gần gũi. Hướng đúng quan điểm trên, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định đáp án đủ “mở” để đảm bảo quyền lợi của TS, chấp nhận sự sáng tạo của TS.

Cuộc “đổi mới” nào cũng phải chấp nhận những dư luận trái chiều. Và chính những giáo viên dạy, chấm thi môn văn cũng đồng tình với hướng ra đề và đáp án môn văn của kỳ thi tuyển lớp 10 này vì đảm bảo đúng chức năng: đánh giá và phân loại TS.

 

                                                                                            Theo SGGP

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục