Hơn 54% sinh viên cho biết không có hứng thú học tập, 64% chưa tìm được phương pháp học phù hợp trong đào tạo theo tín chỉ

Trường ĐH Cần Thơ đã áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ qua 2 giai đoạn, giai đoạn chuyển đổi (xây dựng chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhưng hình thức tổ chức đào tạo cơ bản vẫn theo niên chế từ năm 1995-2008) và giai đoạn tín chỉ hóa triệt để áp dụng cho tất cả các khóa học, các ngành học, các hệ đào tạo (từ 2008 đến nay), thế nhưng sinh viên vẫn chưa quen với hình thức đào tạo này.
 
Sinh viên vẫn lúng túng trong việc đăng ký kế hoạch học tập, chậm xoay xở với việc thay đổi thời khóa biểu, phòng học...

Thiếu chủ động

 “Đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng tự học và tự nghiên cứu, thế mà thói quen học vẹt và chỉ học theo giáo trình hoặc bài vở của thầy cô hình thành khi còn học phổ thông đã khiến không ít sinh viên gặp khó khăn hoặc cảm thấy mất phương hướng. Nhiều sinh viên sử dụng thời gian tự học để làm việc riêng như đi làm thêm, học văn bằng 2... ”- TS Trần Thanh Ái, Trường ĐH Cần Thơ, cho biết.

TS Trần Văn Dũng, Trường ĐH Tây Nguyên, cũng cho biết trường này áp dụng đào tạo tín chỉ từ năm 2009 nhưng gặp trở ngại là sinh viên không quen làm việc độc lập, vẫn giữ tư duy dựa vào đội ngũ cố vấn học tập, đội ngũ cán bộ lớp để nắm bắt thông tin của nhà trường, vì vậy mà nhiều sinh viên phàn nàn là không biết trường tổ chức những môn học nào, kế hoạch học tập ra sao...

Theo kết quả điều tra ở một số trường ĐH thì tính chủ động của sinh viên trong quá trình học tập là rất thấp.
Trong công trình nghiên cứu về thực trạng học tập theo tín chỉ được công bố tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội của PGS-TS Nguyễn Công Khanh, có tới hơn 54% sinh viên được hỏi cho rằng không có hứng thú học tập, 64% cho rằng chưa tìm được phương pháp học phù hợp... 
 
Tự học là yêu cầu rất cao trong đào tạo theo tín chỉ . Trong ảnh: Sinh viên Trường ĐH Ngân hàng TPHCM tự học ở thư viện
 
Nguyên nhân của việc sinh viên học tín chỉ chưa hiệu quả còn do nhiều trường vẫn chưa sẵn sàng. Theo TS Trần Văn Dũng, với quy chế đào tạo tín chỉ thì hàng trăm sinh viên có thể học chung trong một giảng đường lớn nhưng đến giờ thực hành hoặc thảo luận thì lớp chỉ còn 20-30 sinh viên/phòng.
Thực tế vừa qua, dù giờ lý thuyết hay thảo luận số lượng sinh viên vẫn không được điều chỉnh. Ngoài ra, số lượng các môn học tự chọn trong chương trình đào tạo quá ít, giảng viên chưa quen thiết kế chương trình ngoài giờ lên lớp cho sinh viên.

Khó đổi mới phương pháp

Không chỉ sinh viên mà giảng viên cũng bối rối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy lấy người học là trung tâm - yêu cầu bắt buộc trong đào tạo tín chỉ.
Giảng viên Vũ Đình Bảy, Trường ĐH Huế, nêu những khó khăn đến từ phía nhiều giảng viên như dạy theo quán tính cũ với các phương pháp dạy học truyền thống; chưa tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đặc trưng từng bộ môn; một số lạm dụng và lệ thuộc quá nhiều vào phương tiện dạy học hiện đại nhưng không mang lại hiệu quả thực chất trong giảng dạy.

TS Nguyễn Văn Giang, Trường CĐ Sư phạm Kon Tum, cho rằng việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện còn thiên về hình thức, nặng thuyết trình và truyền đạt một chiều, chưa phát huy tính tự lực, sáng tạo của người học. Nguyên nhân là do một bộ phận giảng viên còn hạn chế về chuyên môn, cơ sở thiết bị dạy học ở hầu hết các trường chưa đáp ứng yêu cầu.

Một số giảng viên đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với hình thức đào tạo tín chỉ nhưng lại chưa quan tâm đầy đủ đến việc phải căn cứ vào đối tượng, nội dung giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất, năng lực người dạy... “Chính điều này đã làm cho việc đổi mới của giảng viên chỉ dừng lại ở hình thức”- giảng viên Vũ Đình Bảy nhận định. 
 
                                                                                 Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục