Lịch thi của hệ vừa làm vừa học do hiệu trưởng nhà trường quy định. Đó là một trong những điểm mới của dự thảo thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hình thức vừa làm vừa học mà Bộ GD-ĐT vừa công bố.

 

Theo đó, hằng năm các trường có chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ hình thức vừa học vừa làm (VLVH) tổ chức tuyển sinh; Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh hình thức VLVH: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi, xây dựng kế hoạch, tổ chức ra đề các môn văn hóa, các môn năng khiếu, nghệ thuật, in sao, bảo quản, sử dụng đề thi; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.

Trước ngày thi 45 ngày, các trường báo cáo Bộ GD-ĐT kế hoạch triển khai các kỳ thi tuyển sinh; chỉ tiêu và ngành nghề dự kiến tuyển sinh; số môn thi và tên các môn thi; ngày thi, địa điểm thi và địa điểm đặt lớp; đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đầy đủ thông tin về các đợt thi tuyển sinh.

Các trường không có điều kiện tự ra đề thi, không được mời người tham gia biên soạn, phản biện đề thi với tư cách cá nhân mà phải ký hợp đồng làm đề thi với trường khác.

Thời gian làm bài đối với mỗi môn thi tự luận là 180 phút và đối với mỗi môn thi trắc nghiệm là 90 phút; thời gian làm bài thi các môn năng khiếu, nghệ thuật do hiệu trưởng các trường quy định và thông báo công khai trước đợt thi 90 ngày. Thí sinh phải thi đủ số môn quy định. Thí sinh không dự thi đủ số môn quy định, không được xét tuyển.

Đặc biệt, Bộ yêu cầu các trường mở lớp tại địa phương phải có ít nhất 2 năm đào tạo chính quy tại trường; có văn bản giao nhiệm vụ đặt lớp tại địa phương của Bộ Giáo GD-ĐT đối với ngành tuyển sinh lần đầu. Ngoài ra, các trường phải có công văn của UBND cấp tỉnh hoặc Bộ ngành chủ quản xác nhận về nhu cầu đào tạo, điều kiện cơ sở vật chất và môi trường sư phạm của cơ sở đặt lớp.

 

                                                                                     Theo Dantri

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục