Trang bị màn hình LCD trong lớp học bằng nguồn quỹ từ phụ huynh trở thành “phong trào” tại nhiều trường những năm gần đây. Tuy nhiên, dạy và học với một giáo cụ mới đòi hỏi không chỉ một bộ máy vi tính và màn hình LCD...

Học sinh gặp khó khăn khi phải theo dõi bài giảng trên màn hình LCD nhỏ và treo quá cao - Ảnh: L.TRANG

Tại Trường tiểu học VTS, Q.Gò Vấp, TP.HCM, sau hai năm thực hiện công trình phụ huynh là trang bị màn hình LCD các lớp học, hiện việc sử dụng màn hình LCD và giáo án điện tử diễn ra hằng ngày. Tuy nhiên, do thiết kế bảng cố định, tất cả màn hình đều được treo chính giữa, phía trên của bảng. Trong các giờ học toán, tiếng Việt, những học sinh ngồi bàn đầu và bàn cuối của lớp đều phải nghểnh cổ lên mới xem được màn hình.

Theo một nhóm học sinh ở trường, màn hình quá nhỏ nên chỉ có thể nhìn rõ những biểu tượng, hình vẽ, còn các con số, phép tính thì việc nhìn và chép bài của học sinh bị hạn chế.

Đặt đâu cho đúng?

Hiện ở TP.HCM nhiều quận có tỉ lệ sử dụng LCD trong lớp học rất cao, một số trường quận 1, 3, Bình Thạnh có tới 80-90% lớp học được trang bị màn hình này.

Chỉ riêng Q.Gò Vấp, Phòng giáo dục quận thống kê hiện có 406 trên tổng số 587 phòng học bậc tiểu học và 212 trên 341 phòng học bậc THCS được trang bị màn hình LCD. Đến cuối năm học này, Gò Vấp đặt chỉ tiêu đạt 100% phòng học có trang bị máy tính, màn hình LCD.

LCD phải từ 100-200 inch

Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Cẩn - quyền trưởng phòng chỉ đạo tuyến Bệnh viện Mắt TP.HCM: “Trong bối cảnh sĩ số học sinh/lớp khá cao như ở TP.HCM hiện nay, sử dụng màn hình máy chiếu để giảng dạy bằng giáo án điện tử là phù hợp nhất. Còn nếu sử dụng LCD phải từ 100-200 inch, vị trí đặt LCD phải đạt yêu cầu góc nhìn của học sinh trong 90 độ. Nếu các em ngồi xa và quá chéo sẽ thấy chữ biến dạng. Hoặc các trường có thể trang bị mỗi em một màn hình LCD nhỏ để ngay trước mặt (chỉ cần 15-17 inch). Còn LCD 42, 55 inch treo quá cao hoặc quá chéo (đối với học sinh ngồi ở góc lớp) đều không phù hợp”.

Tuy nhiên, kích cỡ và vị trí lắp đặt màn hình là chuyện đáng bàn. Sự xuất hiện của LCD làm nhà trường khá bối rối bởi tất cả phòng học đều được gắn bảng cố định. Để gắn thêm LCD, có trường treo ngay chính giữa phía trên bảng để không làm mất phần bảng. Có trường đành phải dành góc trái hoặc phải của bảng để treo.

Ở các vị trí này, học sinh ở các góc lớp và những dãy bàn phía sau phải nhìn lệch, còn những học sinh ngồi bàn đầu lại bị... mỏi cổ vì phải ngước lên nhìn trong thời gian quá lâu.

Rất hiếm những trường mới xây trang bị loại bảng ghép, có thể tách ra và gắn LCD lên giữa.

Bản thân phóng viên khi thử ngồi vị trí bàn đầu và bàn cuối ở một phòng học có trang bị màn hình LCD 55 inch tại Trường THPT LQĐ, quận 3 trong vòng 90 phút (hai tiết học) cũng cảm thấy mỏi mắt và mỏi vai vì phải ngước nhìn quá lâu, dù rất hiếm trường học ở TP.HCM được trang bị màn hình kích cỡ lớn như vậy. LCD được treo phía trên phần bảng đã có sẵn.

Em H.T, học sinh lớp 10, cho biết: “Những ngày phải học LCD 3, 4 tiết, tụi em rất mỏi mắt. Những môn ít chữ còn đỡ, còn những môn lý thuyết nhiều thì học với màn hình này rất mệt”.

Kích cỡ tùy... kinh phí

Do LCD là công trình phụ huynh nên kích cỡ cũng tùy thuộc kinh phí huy động được. Loại LCD có màn hình 32 và 42 inch được sử dụng đa số. Theo anh Thanh Quang, nhân viên một siêu thị điện máy ở Bình Thạnh: “Những màn hình dưới 42 inch chỉ thích hợp dùng cho gia đình. Nếu để phục vụ một lớp học với 40-50 học sinh và diện tích khoảng 50m2 thì cần màn hình lớn hơn. Đã có trường hợp các trường sắm màn hình loại 32 inch nhưng khi về không dùng được vì màn hình quá nhỏ”.

Một cán bộ quản lý của Q.Gò Vấp cho biết: “Hẳn nhiên ai cũng mong muốn trang bị những thiết bị tốt nhất cho giáo dục nhưng kinh phí phụ thuộc vào sức huy động từ phụ huynh nên nhiều khi lực bất tòng tâm. Vì vậy nếu làm bài toán cả 30 lớp học thay nhau dùng chung một màn hình LCD 100 inch hay mỗi lớp trang bị một LCD 32 inch, thì phương án hai sẽ phù hợp hơn và đồng bộ hơn”.

Để khắc phục nhược điểm của màn hình LCD 32 inch, không làm ảnh hưởng đến diện tích bảng, mới đây tại Trường tiểu học Kim Đồng, Q.Gò Vấp gắn tất cả màn hình vào một giá đỡ có thể dịch chuyển linh động. Khi không có tiết giáo án điện tử, LCD được treo phía trên của bảng. Khi vào tiết, giáo viên hạ giá đỡ xuống để LCD nằm chính giữa bảng.

Một giáo viên ở đây cho biết: “Khi làm giáo án, chúng tôi giản lược số hàng chữ và chỉnh cỡ chữ lớn để học sinh bàn cuối có thể nhìn rõ. Em nào không thể thấy chữ trên màn hình đều được giáo viên khuyến khích đi đo mắt để kiểm tra mức độ cận”.

                                                                             Theo Báo Tuoitre

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục