Phương thức tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 không thay đổi nhiều.

Phương thức tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 không thay đổi nhiều.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga, khẳng định kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011 có thể thay đổi một số ít về kỹ thuật, nhưng về cơ bản vẫn thực hiện theo phương thức “3 chung”.

 

Còn thông tin từ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GDĐT cho biết, cấu trúc đề thi trong các kỳ thi quốc gia năm 2011 về cơ bản không thay đổi so với năm trước.

Không ban hành cấu trúc đề thi mới

Lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GDĐT cho biết, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT dành cho đối tượng thí sinh (TS) học ban khoa học tự nhiên, ban khoa học xã hội và nhân văn, ban khoa học cơ bản, TS học trường trung học kỹ thuật và TS tự do sẽ được ra theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Như vậy, TS thi tốt nghiệp sẽ ôn tập theo cấu trúc đề thi 2010 do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GDĐT ban hành. TS cần lưu ý cấu trúc đề thi từng môn thi không phải là “giới hạn kiến thức ôn tập”, mà chỉ là tài liệu tham khảo để TS hình dung về cách thức, nội dung đề thi, nhận biết những đề thi có các phần bắt buộc và tự chọn. Đối với giáo dục THPT, trừ môn ngoại ngữ chỉ có một phần chung cho tất cả TS, các môn thi còn lại đều có hai phần: Chung (bắt buộc) và riêng (TS chọn một trong hai phần). Đối với phần tự chọn (nếu có) trong đề thi, TS chỉ được làm bài một trong hai phần tự chọn. Nếu làm bài cả hai phần tự chọn thì bị coi là phạm quy và không được chấm điểm cả hai phần tự chọn.

Theo hướng dẫn về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 bộ mới ban hành, các môn toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý sẽ thi theo hình thức tự luận. Còn đối với các môn vật lý, hóa học, sinh học, ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật) sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm. Môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 (trong số các môn nêu trên) sẽ được thông báo cụ thể vào cuối tháng 3.2011. Về đề thi, bộ cho biết, nội dung đề thi dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THPT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, dành khoảng 50% điểm số cho yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức.

Cũng theo lãnh đạo Cục Khảo thí, để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp, TS chỉ cần nắm vững nội dung kiến thức trong quá trình học, đồng thời tự ôn lại những nội dung trong sách giáo khoa, trong vở ghi chép là đủ.

Cơ bản không thay đổi

Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga, chỉ thị 296 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc cải tiến quản lý đại học từ năm 2010 – 2012. Trong khoảng này, bộ mong muốn có sự thay đổi về công tác quản lý, trao thêm quyền tự chủ cho các trường, trong đó có quyền tự chủ về tuyển sinh và đào tạo. Tuy nhiên, tại thời điểm này, cụ thể là đối với kỳ thi tuyển sinh năm 2011, ông Ga khẳng định: “Phương thức tuyển sinh năm 2011 cơ bản giống hình thức “3 chung” chúng ta làm mấy năm vừa qua. Cho tới nay, hình thức “3 chung” có nhiều tiến bộ và được xã hội đồng tình”.    

Theo ông Ga, năm 2011 có thể thay đổi một số ít về kỹ thuật, còn về cơ bản phương thức không có gì thay đổi.

Đối với 6 trường được bộ gợi ý giao quyền tự chủ tuyển sinh và cùng bộ nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng tuyển sinh, để thực hiện được điều này, bộ đã yêu cầu 6 trường này phải đưa phương án của họ để hội đồng của bộ xem xét, vì “vấn đề này cần nghiên cứu một cách cẩn trọng, thật chi tiết mọi khía cạnh rồi mới công bố trước xã hội”. Hiện nay, ông Ga cho biết, phương án tuyển sinh các trường đã đưa lên chưa rõ ràng, chưa nêu cụ thể các vấn đề cải tiến thi cử. “Cải tiến thi cử phải làm sao cho các TS không bị thiệt thòi và vẫn đảm bảo công bằng nhất. Vì vậy, các việc liên quan đến vấn đề đề thi, thời điểm thi, các quy chế về xét tuyển... bộ yêu cầu phải có quy định rất ngặt nghèo, phải bàn rất cẩn trọng chứ không phải nói mà làm ngay được”.

Còn đối với các trường vẫn chưa hoàn thành phương án cụ thể thì cũng không biết phương án của họ có thực hiện được hay không. “Phương án ở đây không chỉ đơn thuần là trường tự ra đề thi, trường gọi TS đến dự tuyển, mà cần phải chú ý đến các vấn đề xã hội như dẹp bỏ được học thi, luyện thi tràn lan ở các trung tâm, vấn đề chuyển TS từ trường này qua trường kia... Chỉ khi nào bộ thực sự yên tâm với phương án đó thì mới có thể triển khai. Tất cả những thông tin ảnh hưởng đến TS bộ luôn phát ngôn chính thống và công khai”.   

 

                                                                                  Theo LaoDong

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục