Nâng cao chất lượng khuyến học giáo dục vùng cao

Nâng cao chất lượng khuyến học giáo dục vùng cao

(HBĐT) - Ngày 23/12/1997, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Quyết định số 1058/QĐ/UBND-NC về việc thành lập Hội Khuyến học tỉnh, đồng thời có quyết định thành lập Ban chấp hành lâm thời Hội Khuyến học của tỉnh cho đến năm 2005. Đại hội đại biểu Hội Khuyến học tỉnh lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2005 - 2010) đã được tổ chức thành công. Thời gian qua, tỉnh ta đã quán triệt sâu sắc tinh thần Chỉ thị 11/CT-T.ư ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác

 

Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tổ chức triển khai Quyết định số 112//2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010”; các văn bản của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về công tác khuyến học...

  

Hơn 10 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp và ủng hộ tích cực của MTTQ, các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp cùng với sự nhiệt tình tham gia có hiệu quả của toàn xã hội, công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, góp phần cùng ngành GD&ĐT nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, từng bước hình thành một xã hội học tập trên địa bàn tỉnh.

        

Trong những năm qua, hoạt động của Hội Khuyến học tỉnh đã được cụ thể hoá bằng các chương trình, kết quả đạt được như sau:

 

Chương trình 1: Phát triển mạnh các tổ chức hội từ tỉnh đến các cơ sở và triển khai thực hiện  xã hội hóa giáo dục.  Đến thời điểm nay, 11/11 các huyện, thành phố đã tổ chức đại hội và bầu Ban chấp hành mới. Đến giữa nhiệm kỳ đã có 210/210, Hội Khuyến học các xã, phường, thị trấn được thành lập; các chi hội ở các đơn vị, nhà trường, cơ quan ra đời và đi vào hoạt động; trên 90% các tổ chức Hội đã đi hoạt động có nề nếp. Bước đầu,  các chi hội ở thôn, bản, khối phố, tổ nhân dân đã được thành lập, nhiều chi hội ở các vùng khó khăn đã đi vào hoạt động có hiệu quả. Công tác khuyến học, khuyến tài được chú trọng, phong trào thi đua xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, bản làng, tổ dân phố là đơn vị khuyến học được triển khai rộng khắp trong toàn tỉnh.. Hiện nay, toàn tỉnh có 111.924 hội viên, 59.051 gia đình hiếu học và 167 dòng họ khuyến học...

    

Bên cạnh đó, chương trình xã hội hóa giáo dục  được đẩy mạnh; công tác xây  dựng xã hội học tập được quan tâm, chú trọng. Nhân dân, cộng đồng xã hội có nhận thức sâu sắc hơn về sự nghiệp GD&ĐT, từ đó tập trung đầu tư cho giáo dục, về cải tạo môi trường giáo dục, về trang thiết bị dạy học, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Từ đó, phong trào khuyến học, khuyến tài trên địa bàn tỉnh được chú trọng, quan tâm, tạo nền tảng bước đầu cho một xã hội học tập phát triển.

      

Hội Khuyến học đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, UBND huyện, thành phố, công ty, doanh nghiệp T.Ư và địa phương, đặc biệt là thực hiện Quy chế phối hợp với ngành GD&ĐT xác định rõ mục tiêu và giải pháp xã hội hóa giáo dục cũng  như xây dựng xã hội học tập góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập góp phần quan trọng nâng cao chất lượng GD&ĐT trong các trường học. Vì thế, tỉnh ta đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS (năm 2003) phổ cập giáo dục tiểu học dúng độ tuổi (năm 2005).... Hội đã góp phần quan trọng ngăn chặn cơ bản tình trạng học sinh thất học, bỏ học; duy trì sĩ số ra lớp đạt tỷ lệ cao. Phối hợp với cộng đồng xã hội, các nhà trường đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục , trước hết là tạo môi trường giáo dục lành mạnh trong trường học, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thực hiện an toàn và an ninh trật tự trường học.

  

Chương trình 2: Phát triển các phong trào khuyến học, khuyến tài;  coi trọng chất lượng và hiệu quả hoạt động.

      

Trong nhiều năm qua, Hội Khuyến học tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với ngành GD&ĐT xây dựng và phát triển các Trung tâm HTCĐ, mở rộng các hình thức học tập đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức hoạt động linh hoạt tại các thôn, bản, xã, phường, thị trấn. Đến nay, toàn tỉnh đã có 210/210 xã, phường, thị trấn thành lập  TTHTCĐ, trong đó có trên 70% TT hoạt động tốt.  Hội đã hỗ trợ mỗi trung tâm 1 triệu đồng khi mới thành lập. Hội cùng với các cấp, ngành, tổ chức hội thảo đánh giá những hoạt động của các trung tâm tiêu biểu, từ đó rút kinh nghiệm nhân rộng ra các đơn vị.

    

Hội đã phối hợp với Sở GD&ĐT thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học để bước đầu rút ra những kinh nghiệm hoạt động có chất lượng cao của các trung tâm học tập cộng đồng,  kết nối chặt chẽ với các CLB của các thôn bản do những yêu cầu cấp bách của nông dân đặt ra như: CLB tìm hiểu pháp lý, chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ môi trường...

       

Cuộc vận động xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, đơn vị khuyến học xuất sắc là nội dung hoạt động chính của các cấp Tính đến nay, số gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học đã tăng từ 15 lên đến 30%. Cuộc vận động đã gắn chặt và có tác động tương tác đến các cuộc vận động quan trọng khác của toàn xã hội như CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

           

Chương trình 3: Phát triển các hình thức quỹ khuyến học, khuyến tài để hỗ trợ có hiệu quả và mở rộng phong trào khuyến học.

 

Những năm qua, quỹ khuyến học được xây dựng từ rất nhiều nguồn. Quỹ này đã chi cho hoạt động khuyến học, khuyến tài như : “ Hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh vượt khó học giỏi, học sinh tiêu biểu, học sinh giỏi các cấp, các thầy, cô giáo có học sinh giỏi quốc gia và quốc tế, các thầy cô đạt giải cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp, các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt ”.

 

Theo khảo sát, đánh giá của các đoàn công tác của Hội khuyến học tỉnh và các huyện, thành phố, trong những năm qua, tỉnh ta đã quyên góp, vận động nhân dân, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các cơ quan có liên quan, những con em ở địa phương đi làm ăn thành đạt ở thành phố cũng như các nơi khác hàng trăm tỷ đồng và quỹ khuyến học... Mỗi xã, phường, thị trấn có từ 3 - 10 triệu đồng/năm. Quĩ khuyến học ở các huyện, thành phố: Quỹ tại các huyện, thành phố có từ 80 đồng - 100 triệu đồng.

      

Hàng năm, tỉnh Hội thu và tiếp nhận ít nhất từ 100 triệu đồng - 500 triệu đồng chuyển đến hàng nghìn học sinh trong toàn tỉnh.

 

Nhìn lại các chương trình công tác trong gần 14 năm qua, chất lượng của công tác khuyến học đã có tác động tốt tới các bước phát triển của sự nghiệp GD&ĐT tỉnh. Nhận thức của cộng đồng về công tác khuyến học đã có chuyển biến, từng bước được thể hiện bằng những hành động cụ thể, thiết thực.

 

Với những kết quả đáng kể đó, Hội Khuyến học tỉnh đã được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.

    

Bước vào một giai đoạn đổi mới, do yêu cầu phát triển của thời đại, sự phát triển bền vững về KT-XH, nhiệm vụ của Hội Khuyến học Việt Nam nói chung, Hội Khuyến học tỉnh nói riêng tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả  hoạt động, trong đó phải: “ Tiếp tục xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, phát huy năng lực sáng tạo và nhiệt tình của cán bộ, hội viên trong toàn tỉnh đưa khuyến học, khuyến tài trở thành một phong trào nhân dân  rộng rãi hơn nữa, thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong cuộc vận động toàn dân học tập, toàn dân tham gia xây dựng giáo dục, tạo cho mọi người đều có cơ hội học tập, ai cũng tìm được hình thức học thường xuyên thích hợp với hoàn cảnh của mình”.

        

Để thực hiện được những định hướng, nhiệm vụ cơ bản trên, Hội khuyến học tỉnh cần tiếp tục nhận được sự quan tâm, chăm lo, đầu tư của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, sự ủng hộ của MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể các cấp, ngành và sự ủng hộ của nhân dân trong tỉnh.

 

 

 

                                                                   Quách Thế Tản 

                                                       (Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh) 

                                                                  

                                                                     

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục