Nhà trọ cho sinh viên thuê rất thiếu. Ảnh: Như Ý

Nhà trọ cho sinh viên thuê rất thiếu. Ảnh: Như Ý

Trong những ngày vừa qua, tân sinh viên (SV) của các trường ĐH đã bắt đầu nhập trường, song ngay từ những ngày cuối tháng 8, thị trường nhà trọ ở Hà Nội đã thực sự... "nóng".

 

Tiêu chuẩn để được xét vào ở trong ký túc xá nhiều trường đại học khắt khe và số lượng SV được ưu tiên cũng không nhiều nên khi các trường hoàn tất việc công bố điểm chuẩn xét tuyển, nhiều SV ở tỉnh xa biết chắc mình đỗ đã nhanh chân lên Hà Nội để sớm tìm nhà trọ. Thị trường nhà trọ trong thành phố vốn "cung" không đáp ứng được "cầu" nên việc các tân SV tìm được cho mình căn phòng trọ gần trường học không dễ chút nào. "Em ra Hà Nội từ mấy ngày nay khi biết mình đỗ Đại học Luật. Ở nhờ phòng của bà chị họ tại khu Cầu Giấy, hằng ngày em đi tìm phòng ở quanh đường Láng, Trung Hòa, Yên Hòa… nhưng 3 ngày nay vẫn không được. Cũng có một số phòng trống nhưng chật hẹp, tồi tàn quá, chỗ lại rộng rãi, đầy đủ tiện nghi, giá đắt không thể kham nổi…" - đó là tâm sự của Hoa, quê Thanh Hóa. Hoa cũng cho biết, em còn nhờ cả các anh chị SV năm trước ở cùng quê với hy vọng sẽ sớm tìm được phòng trọ… Hoa nói: "Nếu không tìm được phòng gần trường, em cũng đành chấp nhận đi ra khu xa trung tâm để thuê, may ra sẽ có…".

Cùng cảnh ngộ như Hoa là rất nhiều người khác. Tôi gặp Tuấn, một tân SV của Đại học Giao thông - Vận tải khi giữa trưa nắng đi tìm phòng trọ ở khu vực quận Cầu Giấy. Đi tới đâu em cũng ngó nghiêng, la cà quán nước tìm phòng trống để rồi mệt mỏi, thất vọng khi nhận được câu trả lời là: "Hết phòng rồi", hay "Không có đâu". Tuấn kể rằng, sau 2 ngày vất vả, em cũng tìm được vài địa chỉ còn phòng trọ, song toàn là những chỗ cho thuê phòng… VIP, nghĩa là phòng cao cấp, có bồn tắm, bình nóng lạnh, điều hòa nhiệt độ… với giá tới hơn 2 triệu đồng/phòng/tháng. Vẫn biết rằng ở thế là quá sướng nhưng giá thuê như vậy thì SV không thể nào chịu nổi, kể cả có rủ thêm vài người ở ghép cũng không dám mơ! Tuấn cho biết: "Chắc em phải ra khu vực Cầu Diễn, Nhổn để tìm thôi vì nghe nói ở đó phòng nhiều, giá rẻ, nhưng ngặt nỗi từ đó đến trường xa, đi xe buýt cũng vất vả...".

Nếu như đối với SV con nhà khá giả, việc giá thuê nhà đắt đỏ không quan trọng, miễn là nơi ăn chốn ở gần trường thì đại đa số SV tỉnh xa, nơi mà điều kiện kinh tế còn khó khăn đành chấp nhận mọi điều kiện, miễn sao là có chỗ trú chân để học hành. Nhiều người sẵn sàng đi thuê nhà ở những nơi xa trung tâm đến cả chục cây số chỉ vì ở những nơi đó, giá nhà trọ chỉ từ 500-800 nghìn đồng/phòng/tháng và giá cả sinh hoạt cũng phù hợp với khả năng tài chính của gia đình.

Nơi ăn chốn ở cho sinh viên từ lâu đã là vấn đề "nóng". Hy vọng rằng, các nhà quản lý, trường ĐH và các cấp có thẩm quyền có sự quan tâm sâu sát hơn để trong tương lai không xa, SV không còn phải vất vả tìm thuê nhà mỗi khi năm học mới bắt đầu.


                                           Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục