Năm học 2011-2012 là năm học đầu triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng với tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu năm học, ngành giáo dục đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết trong cuộc trao đổi cùng phóng viên Hànộimới nhân ngày khai giảng.

 

 Thưa Thứ trưởng, ngay trước thềm năm học mới, Bộ GD-ĐT đã có chủ trương điều chỉnh nội dung học phổ thông theo hướng giảm tải. Phải chăng, đây là một trong những công việc chuẩn bị cho việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa (CT-SGK) phổ thông sau năm 2015 như Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra? 
 

Cùng với việc hoàn thiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 để trình các cơ quan có thẩm quyền, Bộ GD-ĐT đang tích cực nghiên cứu, xây dựng đề án đổi mới CT-SGK giáo dục phổ thông. Đây là vấn đề lớn, quan trọng cần được triển khai một cách hết sức khoa học. Qua việc rà soát CT-SGK hiện hành cho thấy cần điều chỉnh ngay một số vấn đề để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Bộ GD-ĐT đã tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp để biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải, áp dụng cho cả ba cấp từ năm học 2011-2012. Trên thực tế, tình trạng quá tải là do nhiều nguyên nhân chứ không phải chỉ do nội dung kiến thức trong CT-SGK nặng. Tuy nhiên, việc điều chỉnh nội dung cũng có thể xem là một giải pháp nhằm giảm tải cho HS và giáo viên (GV) song vẫn bảo đảm phù hợp với mục tiêu giáo dục.

- Những mục tiêu đó chỉ có thể trở thành hiện thực khi đội ngũ GV thực sự hiểu thấu đáo ý nghĩa của việc làm này. Vậy, trong năm học tới đây, Bộ có giải pháp gì để tác động đến đội ngũ hàng vạn người đó, thưa ông?


- Trước tiên, cần đưa ra những yêu cầu cụ thể với GV để các thầy cô hiểu rằng, việc điều chỉnh nội dung dạy học là để làm cho phù hợp hơn, sửa chữa được những sai sót, nhưng vẫn bảo đảm tính hệ thống chứ hoàn toàn không phải cắt bỏ theo cách cơ học. Nội dung được yêu cầu GV tập trung thực hiện là tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của HS dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình; đưa ra các câu hỏi, bài tập hợp lý, phù hợp với trình độ nhận thức, lứa tuổi HS; tránh yêu cầu HS phải ghi nhớ máy móc đồng thời khuyến khích tổ chức các hoạt động thực hành gắn với nội dung bài học.

Bên cạnh đó là tạo động lực và điều kiện hỗ trợ để GV tích cực đổi mới. Vừa qua, Nhà nước đã có một số đổi mới về chế độ, chính sách để GV yên tâm hơn với nghề. Ngành giáo dục tiếp tục triển khai cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và một số cuộc vận động khác để GV tham gia, trong đó có tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.

Đồng thời Bộ GD-ĐT sẽ tập trung thực hiện quy hoạch đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, GV các cơ sở giáo dục. Năm học 2011-2012 cũng là năm học đầu tiên ngành GD-ĐT triển khai chương trình phát triển các trường sư phạm giai đoạn 2011-2020.

- Đề án đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 đã được Quốc hội thông qua ngày 19-6-2009 đã được triển khai đến đâu ở giáo dục phổ thông và đã góp phần giải quyết bài toán thu - chi cho các cơ sở giáo dục chưa, thưa ông?

- Thực hiện Nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12, Bộ GD-ĐT đã phối hợp xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và một số văn bản hướng dẫn về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Đã có hơn 50 tỉnh, TP xây dựng và thực hiện theo khung học phí mới, qua đó phần nào giải quyết khó khăn cho các nhà trường trong việc triển khai các hoạt động giáo dục.

- Tại sao tình trạng lạm thu ở một số nơi, nhất là các TP lớn, vẫn trở thành "điệp khúc" mỗi mùa tựu trường thưa ông? Bộ GD-ĐT có chỉ đạo gì về vấn đề này nhằm giảm bức xúc trong dư luận?


- Đúng là việc chậm đổi mới cơ chế tài chính trong đó có việc thay đổi khung học phí là một khó khăn trong việc triển khai các hoạt động giáo dục. Tuy nhiên, hoạt động của nhà trường cần dựa vào ngân sách nhà nước, học phí, các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 101 Luật Giáo dục. Một số trường còn huy động đóng góp tiền bán trú, quần áo đồng phục cho HS, hoạt động của ban đại diện cha mẹ HS… với hình thức tự nguyện. Các khoản thu này do các địa phương quyết định cụ thể. Tuy vậy, ở một số trường học (thông qua ban đại diện cha mẹ HS) vẫn tổ chức thu một số khoản vào đầu năm học không được sự đồng thuận của phụ huynh HS, không công khai đầy đủ việc thu chi gây bức xúc trong dư luận.

Với trách nhiệm quản lý nhà nước của mình, Bộ GD-ĐT đã có nhiều văn bản chấn chỉnh tình trạng lạm thu, đồng thời có hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục, quy định rõ trách nhiệm của hiệu trưởng trong việc để xảy ra tình trạng lạm thu, ép buộc HS đóng góp quỹ dưới danh nghĩa tự nguyện. Bộ cũng đã tổ chức các đoàn kiểm tra, xử lý các trường hợp làm sai. Mới đây, tại văn bản số 5584/BGDĐT- KHTC ngày 23-8-2011, Bộ GD-ĐT đã đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương tăng cường phối hợp công tác quản lý thu - chi nhằm chấm dứt tình trạng lạm thu dưới mọi hình thức. Việc chi tiêu phải được lập kế hoạch và được thông qua trong cuộc họp cha mẹ HS đầu năm học và công khai kết quả sử dụng tại cuộc họp cuối học kỳ, cuối năm học.

- Cảm ơn Thứ trưởng!

 

                                         Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục