Nghề may túi siêu thị đem lại thu nhập cho NLĐ Công ty may Minh Thành, thị trấn Bo (Kim Bôi).

Nghề may túi siêu thị đem lại thu nhập cho NLĐ Công ty may Minh Thành, thị trấn Bo (Kim Bôi).

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi hiện có 58.377 người trong độ tuổi lao động, trong đó có nhu cầu đào tạo nghề 23.395 người. Cơ cấu lao động được phân bổ trên hầu hết các lĩnh vực, nhưng trong đó lĩnh vực nông - lâm nghiệp chiếm 80%. Với lực lượng lao động dồi dào như vậy nhưng chỉ có khoảng 18,4% lao động được đào tạo nghề. Vì vậy, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Kim Bôi là một yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay.

 

Ông Bùi Văn Siện, cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Những năm trước đây, công tác đào tạo nghề của huyện còn nhiều hạn chế do thiếu cán bộ quản lý, giáo viên, kinh phí hỗ trợ cho công tác dạy nghề còn thấp... Tuy nhiên, những năm gần đây, công tác đào tạo nghề của huyện đã được chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả. Thời gian qua, Trung tâm Dạy nghề huyện Kim Bôi đã tham mưu cho UBND huyện điều tra, nắm bắt nhu cầu học nghề của từng xã, thị trấn, nhất là nắm bắt số học sinh vừa tốt nghiệp THPT; tích cực phối hợp với chính quyền tổ chức các lớp dạy nghề tại chỗ với từng ngành nghề phù hợp với trình độ văn hóa, điều kiện thực tế. Huyện chủ động ưu tiên dạy nghề cho lao động nông thôn, con em các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, giải quyết việc làm theo nhu cầu sử dụng lao động địa phương. Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, huyện đã chủ động phân loại đối tượng lao động, ngành nghề đào tạo phù hợp. Bên cạnh đó, tranh thủ nguồn hỗ trợ của tỉnh, huyện cũng có nhiều chính sách ưu đãi như: hỗ trợ kinh phí học nghề ngắn hạn, quan tâm đầu tư đến cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề... Với đặc thù lao động nông thôn có trình độ thấp, tập quán, tư tưởng lạc hậu, không quen với các kiến thức mới nên phương pháp truyền đạt, hướng dẫn được các lớp dạy nghề lựa chọn, áp dụng theo phương thức “cầm tay chỉ việc”, học đến đâu thực hành đến đấy. Nhờ vậy, các học viên đã nắm bắt nhanh nội dung bài giảng. Thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, trong năm 2010, huyện đã mở được 50 lớp đào tạo nghề. Việc mở các lớp chuyển giao KHKT cho người dân cũng được thực hiện thường xuyên. Đến nay, Trạm KNKL huyện đã mở được 275 lớp cho 14.315 lượt người với các lớp học từ 3-5 ngày. Phòng NN&PTNT mở được 79  lớp với 6.720 lượt người... Riêng 6 tháng đầu năm 2011, Phòng LĐ-TB& XH huyện đã phối hợp với LĐLĐ tỉnh, Hội LHPN tỉnh, Huyện đoàn Kim Bôi, Trung tâm Giới thiệu việc làm mở được 13 lớp đào tạo nghề cho 155 người. Với các lớp dạy nghề đa dạng như chăn nuôi, trồng trọt, điện dân dụng, hàn, sửa chữa máy nông nghiệp, mây - tre đan, sửa chữa xe máy, làm chổi chít... Ngoài cung cấp những kiến thức, kỹ năng mới còn giúp bà con có thêm thực tế về thị trường hiện nay.

Nhờ đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động địa phương đã hạn chế tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Trong năm 2010, toàn huyện có 3.139 người được làm việc tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh, 23 người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Theo đăng ký đào tạo nghề của Phòng LĐ-TB&XH với Trung tâm Dạy nghề huyện là 400 người, đến nay đã đạt được gần 20% kế hoạch năm. Qua khảo sát số lao động được giải quyết việc làm trong thời gian qua hầu hết đều có việc làm phù hợp, thu nhập ổn định từ 1,5-2 triệu đồng/người/tháng.

 

                                                                     Thanh Tuyền 

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục