Đại diện Ngân hàng NN& PTNT tỉnh trao học bổng cho học sinh vượt khó trường tiểu học Sông Đà (TPHB).

Đại diện Ngân hàng NN& PTNT tỉnh trao học bổng cho học sinh vượt khó trường tiểu học Sông Đà (TPHB).

(HBĐT) - Theo ông Trần Xuân Phúc, Trưởng phòng LĐ - TB & XH huyện Lương Sơn, những năm gần đây, huyện đã tập trung triển khai phối hợp với các đơn vị y tế đặc biệt là sự giúp đỡ của Trung tâm phẫu thuật chỉnh hình Việt Đức (Ba Vì – Hà Nội) trong nhiều năm gần đây đã phẫu thuật, chỉnh hình cho trẻ khuyết tật vận động, sứt môi, hở hàm ếch trên địa bàn. Nhờ đó, hiện nay, toàn huyện không còn trường hợp trẻ khuyết tật.

 

Có được kết quả đó là nhờ vào những nỗ lực của cấp đảng ủy, chính quyền địa phương đã dành sự quan tâm, đầu tư và chăm lo cho trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng. Đến nay, toàn huyện không có trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đi học, 100% xã, thị trấn có điểm vui chơi, giải trí cho trẻ…

 

Quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được cấp ủy, chính quyền coi trọng, đặc biệt đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt như khuyết tật, mồ côi không nơi nương tựa, trẻ là nạn nhân chất độc hóa học… là những đối tượng thiệt thòi nên cần nhiều hơn sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, xã hội. Theo bà Nguyễn Thị Thảo, Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Sở LĐ - TB & XH, để giải quyết nhanh, kịp thời chế độ cho trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn giúp các em có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng công tác điều tra, lập danh sách trẻ có hoàn cảnh đặc biệt phải được đẩy mạnh. Những năm gần đây, Sở đã tổ chức nhiều buổi truyền thông điểm và điều tra điểm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại các huyện. Thông qua đó, huyện có danh sách số trẻ rơi vào 15 nhóm đối tượng như: mồ côi, bị bỏ rơi, là nạn nhân chất độc hóa học, làm việc nặng nhọc…Từ đó Sở đã kịp thời giải quyết chế độ cho các trường hợp được hưởng trợ cấp, nhiều em được khám sàng lọc và phẫu thuật khuyết tật. Hiện nay, theo thống kê của Sở LĐ - TB & XH toàn tỉnh có 540 trẻ bị khuyết tật vận động, 75 trẻ khiếm thính, 68 trẻ bị tim bẩm sinh, 60 trẻ sứt môi, hở hàm ếch và 325 trẻ mắc các bệnh về mắt. 100% số trẻ đều được khám sàng lọc khuyết tật, trong đó,  30 em đã được phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch tại Bệnh viện Việt Nam – Cu ba và 2 em có danh sách được đi phẫu thuật tim bẩm sinh.

 

Để động viên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, tại các địa phương đều tạo điều kiện cho các em được học tập, vui chơi. Nhiều huyện đạt 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đi học như Lương Sơn, Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc các huyện còn lại cũng đều đạt được tỷ lệ cao. Số trẻ em sống trong hộ gia đình nghèo hiện nay gần 28.000 hộ, có 94% số trẻ đã được giúp đỡ. Có 138/168 trẻ mồ côi, không nơi nương tựa được giúp đỡ, trong đó, Sở đã giải quyết và đưa nhiều trẻ vào sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh. Tại Trung tâm, các em tiếp tục được đến trường, với các em, đây là đại gia đình có tình yêu thương, chăm sóc của các “mẹ”. Bên cạnh đó, nhiều trung tâm dạy nghề, cở sở dạy nghề của những cá nhân có “tấm lòng vàng” được mở ra cho những người khuyết tật, như cơ sở Long Thành (TPHB), cơ sở dạy nghề may của gia đình chị Phạm Thị Tuyết (thị trấn Lương Sơn – Lương Sơn)… Nhờ có các cơ sở đó, người khuyết tật có cơ hội tiếp cận và học nghề phù hợp với khả năng của mình.

 

Trong thời gian qua, vào các ngày lễ, tết, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà cho trẻ em mà chủ yếu tập trung vào các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thiệt thòi. Nhân tháng hành động vì trẻ em, Hội quyền trẻ em Việt Nam đã trao cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong tỉnh 360 hộp sữa bột do công ty TNHH Dược phẩm 3A tài trợ với tổng trị giá gần 700 triệu đồng. Đồng thời, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã trao 10 suất học bổng cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em vùng khó khăn vào ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và Trung thu…

 

                                    

                                                Hồng Nhung

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục