Có 1.577 học sinh trên địa bàn Hà Nội bỏ học trong niên khoá 2010-2011. Trong số này, số em bỏ học nhiều nhất là ở bậc trung học phổ thông với 802 em, bậc trung học cơ sở là 762 em và bậc tiểu học là 13 em.

 

                         Ảnh minh hoạ. (Phạm Mai/Vietnam+)

Đây là số liệu vừa được công bố tại “Hội nghị giao ban lần thứ nhất cụm thi đua vùng 7 ngành giáo dục đào tạo 5 thành phố Cần Thơ, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh”, được tổ chức sáng nay, tại Hà Nội.

Trong 5 thành phố này, số lượng học sinh bỏ học tại Thành phố Hồ Chí Minh là lớn nhất với 1.800 em, tiếp đó là Cần Thơ với 1.740 em, Thủ đô Hà Nội 1.577 em, Hải Phòng 85 em và Đà Nẵng 54 em.

Theo lãnh đạo sở các địa phương này, nguyên nhân học sinh bỏ học chủ yếu do hoàn cảnh gia đình khó khăn, học lực yếu kém không được lên lớp, phương tiện đi lại khó khăn hoặc do bệnh tật, sức khoẻ yếu, bệnh tật…

Khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, các sở đã có nhiều biện pháp chỉ đạo các trường tăng cường công tác quản lý, triển khai tích cực nhiều biện pháp như rà soát, phân loại học sinh, cử giáo viên bồi dưỡng học sinh yếu kém, động viên từng đối tượng bỏ học tiếp tục đến lớp.

Bên cạnh đó, sở cũng phối kết hợp với các cấp, các ngành, lực lượng xã hội ở địa phương vận động phụ huynh tạo điều kiện học tập tốt cho học sinh, tổ chức quyên góp sách vở tặng học sinh nghèo, miễn giảm học phí cho các em…

Là các thành phố lớn trực thuộc trung ương nên các sở đã triển khai tốt việc hỗ trợ học sinh khó khăn, các đối tượng con thương binh, liệt sĩ như Đà Nẵng hỗ trợ trên 200 triệu đồng, Hà Nội tặng gần 63.000 bản sách giáo khoa và vở viết cho học sinh.

Các hoạt động khác như xây dựng cơ sở trường lớp, triển khai phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực, phòng chống dịch bệnh và việc quản lý giáo dục đều được các thành phố triển khai rất tốt./.

 
                                                                          Theo TTXVN

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục