Ngoài bộ sách giáo khoa theo quy định của Bộ GD-ĐT, học sinh hiện nay còn được hướng dẫn, gợi ý hoặc bắt buộc sử dụng nhiều loại sách và thiết bị khác trong trường học.

Một số ấn phẩm mà phụ huynh Trường mầm non SC, Q.Phú Nhuận, TP.HCM mua cho con ngay tại trường - Ảnh: Lưu Trang

Từ đầu năm học, nhiều trường ở Hà Nội đã chủ động thông báo cho phụ huynh và học sinh danh mục sách tham khảo, bổ trợ bên cạnh bộ sách giáo khoa bắt buộc phải có. Để “tiện lợi” cho phụ huynh, các trường xếp lẫn sách tham khảo với sách giáo khoa thành một cọc, buộc dây sẵn.

Phụ huynh đăng ký mua sách theo trường sẽ phải mua kèm theo những loại sách tham khảo mà nhiều khi không dùng đến.

Đóng gói trọn bộ

Theo danh mục sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT, sách giáo khoa lớp 1 chỉ gồm sáu cuốn với giá 47.500 đồng/bộ. Trong khi đó, Habook (Công ty Sách - thiết bị và xây dựng trường học Hà Nội) thông báo bộ sách giáo khoa lớp 1 đầy đủ (14 cuốn) là 79.700 đồng. Đây cũng là thông báo mà học sinh các trường tiểu học ở Hà Nội nhận được. Tám cuốn dôi ra so với thông báo của bộ là: vở bài tập tiếng Việt tập 1, tập 2; vở bài tập toán tập 1, tập 2; vở tập vẽ 1; vở bài tập tự nhiên - xã hội 1; vở thực hành đạo đức 1; tập bài hát 1.

Ngoài ra, các trường còn điền vào quyển thứ 15 tùy theo tình hình dạy học môn tiếng Anh ở cơ sở mình. Tại TP.HCM, nhiều nhà sách cũng đánh vào thị hiếu của phụ huynh khi đóng gói trọn bộ vừa sách giáo khoa, vừa sách bài tập. Phụ huynh không dám mua lẻ vì sợ thiếu sách cho con, mặc dù trên thực tế nhiều sách bài tập không hề được sử dụng trong suốt năm học.

Tìm mua sách lạ

Tại nhà sách Trí Tín, Q.Tân Phú, TP.HCM, nhân viên bán hàng cho biết: “Phụ huynh đi tìm và hỏi những cuốn sách khá lạ. Ví dụ gần đây có cuốn tài liệu hướng dẫn môn vật lý lớp 6, không biết giáo viên yêu cầu thế nào mà khá nhiều phụ huynh đôn đáo đi tìm. Trên thực tế cuốn sách này là sách lưu hành nội bộ, chủ yếu dành cho giáo viên, xuất bản ở Hà Nội, ở TP.HCM rất hiếm nhà sách nào bán. Phụ huynh lại rất kỹ, giáo viên hướng dẫn sách nào là phải mua bằng được cuốn đó để con mình không thua kém các bạn”.

Tại nhà sách Nguyễn Văn Cừ, Q.1, TP.HCM, một phụ huynh có con học lớp 2 cho biết: “Giáo viên chủ nhiệm nói phụ huynh tìm cuốn Dạy con học tiếng Việt ở nhà và cuốn Luyện tập làm văn 2 để tham khảo các dạng bài trong đó.

Ngoài các sách giáo khoa, giáo viên cũng thường ra bài tập trong các cuốn sách tham khảo ở ngoài nên phụ huynh chúng tôi phải chăm đi nhà sách để tìm tài liệu cho con”.

Những phụ huynh đã tự mua sách giáo khoa cho con theo đúng danh mục sách quy định, trong năm học vẫn lần lượt phải mua bổ sung theo yêu cầu của thầy cô giáo. Theo một phụ huynh có con học lớp 9 ở Hà Nội cho biết chưa hết học kỳ 1 nhưng đã phải ba lần mua bổ sung sách tham khảo cho con vì “cô giáo đề nghị mua”.

Tuy nhà trường không tổ chức bán sách nhưng cô giáo đề nghị phụ huynh phải mua đúng tên sách, tên tác giả và NXB. Một phụ huynh khác cũng có con học lớp 9 liệt kê: “Riêng môn toán, ngoài sách toán và sách bài tập toán in, đã mua thêm ba cuốn sách tham khảo khác theo gợi ý của cô giáo”.

Tại TP.HCM, nhiều trường tiểu học thông báo cho phụ huynh mua thêm các loại sách thực hành, bài tập để phục vụ việc học buổi hai với các đầu sách như thực hành tiếng Việt và thực hành toán, tài liệu hướng dẫn, bài tập thực hành tiếng Việt và toán, bộ dụng cụ học tập tiếng Việt và toán, những bài văn mẫu...

Chị Vân, phụ huynh ở quận 9, cho biết: “Đầu năm tôi mua bộ sách lớp 1 cho con, ngoài sách giáo khoa còn có sách bài tập đạo đức, bài tập tự nhiên - xã hội, các loại vở bài tập nhưng không thấy dùng đến mà giáo viên hướng dẫn mua sách bài tập ở ngoài để làm. Ở lớp học thêm, cô lại giới thiệu sách bài tập khác nữa”.

Việc chưa có quy định cụ thể về sử dụng sách ôn tập thêm, sách bài tập, sách tham khảo trong nhà trường cũng khiến phụ huynh khốn khổ vì năm nay học sách này nhưng năm sau giáo viên yêu cầu mua sách khác. Đặc biệt là sách tiếng Anh và các sách bổ trợ cho việc học tăng cường tiếng Anh thì mỗi trường mỗi kiểu khiến phụ huynh không biết đâu mà lần.

Đủ loại sách tham khảo

Em Q., học sinh lớp 8 Trường THCS Giảng Võ - Hà Nội, cho biết: “Bài tập trong sách bài tập toán là việc đương nhiên phải làm. Ngoài ra, cô giáo thường xuyên giao bài tập trong cuốn Nâng cao và phát triển toán 8 (tác giả Vũ Hữu Bình) nên học sinh đều phải đi mua thêm cuốn này. Có những bài trong này khó chỉ học trên lớp thì không thể làm được nên phải tính chuyện học thêm”.

Sách bài tập kèm theo môn học là loại sách bổ trợ không có trong danh mục bắt buộc nhưng theo em Q., giáo viên nhiều môn học vẫn giao bài tập trong các sách bài tập nên học sinh phải chủ động mua. Rút kinh nghiệm năm trước, năm học này ban phụ huynh đứng ra thu tiền để mua toàn bộ sách bài tập của các môn. Nhưng có sách được dùng đến, có sách bỏ phí, vì giáo viên lại cho rằng cần phải mua cuốn sách khác.

Tại một trường THCS thuộc Q.Đống Đa, Hà Nội, nhiều học sinh lớp 9 cho biết: giáo viên gợi ý cụ thể phải mua loại sách tham khảo nào, của tác giả, NXB nào. Không mua, cô giao bài tập không làm được sẽ bị phạt. Dù là bài tập trong sách tham khảo nhưng học sinh bắt buộc phải mua, phải làm và được kiểm tra đánh giá như yêu cầu của chương trình chính khóa.

Có những nơi giáo viên yêu cầu học sinh mua sách bổ trợ kiến thức quá khó, nhưng cũng có nơi sách tham khảo được cô giáo gợi ý mua lại có nội dung quá đơn giản, không cần thiết.

Phụ huynh học sinh Trường tiểu học Yên Hòa, Hà Nội cho chúng tôi xem các cuốn sách nâng cao tiếng Việt, toán do cô giáo đích thân mang tới lớp và phát cho từng học sinh. Những cuốn sách trên có nội dung không khác nhiều so với sách giáo khoa. Phụ huynh này nhận xét: “Việc mua thêm sách chỉ tốn tiền, phiền phức hơn khi dạy trẻ chứ không hiệu quả. Nhưng cô giáo đã phát cho học sinh thì phải đóng tiền mua”.

 

                                                                 Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục