Cán bộ Phòng Nội vụ huyện Đà Bắc ứng dụng CNTT vào hoạt động chuyên môn.

Cán bộ Phòng Nội vụ huyện Đà Bắc ứng dụng CNTT vào hoạt động chuyên môn.

(HBĐT) - Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức huyện Đà Bắc hiện có trên 1.900 người, trong đó, công chức, viên chức cấp huyện 166 người, cấp xã 346 người, sự nghiệp giáo dục 1.283 người, y tế 108 người. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trực tiếp là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là một trong những vấn đề quan tâm của huyện, góp phần thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở địa phương.

 

Đồng chí Xa Văn Chí, Trưởng phòng Nội vụ huyện cho biết: Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức của huyện được chú trọng. Hàng năm, huyện đều xây dựng kế hoạch đào tạo, mở các lớp chuyên viên tại huyện. Bên cạnh đó, đội ngũ công chức, viên chức phát huy tinh thần tự lực, chủ động đăng ký tham gia các lớp đào tạo để nâng cao năng lực, trình độ cho bản thân.

 

Đánh giá chất lượng đội ngũ hiện nay cho thấy, đối với khối quản lý Nhà nước cấp huyện có 91 biên chế, bao gồm, trình độ đại học có 78 người, cao đẳng 5 người, trung cấp 8 người; lý luận chính trị cao cấp 10 người, cử nhân 2 người, trung cấp 23 người. Đối với cán bộ, công chức cấp xã, từ năm 2008 huyện bắt đầu có cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học. Đến nay đã có 4 người có trình độ đại học, 32 cao đẳng, 95 trung cấp và 15 sơ cấp. Tương ứng về lý luận chính trị cao cấp có 6 người, trung cấp 216 người, sơ cấp 41 người. Huyện đã tổ chức một lớp cao đẳng chăn nuôi thú y cho 100 học viên, tốt nghiệp năm 2009. Cuối năm nay, một lớp trung cấp hành chính - chính trị với 80 học viên cũng sẽ kết thúc. Việc mở các lớp đào tạo  tại huyện là điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức. Đồng thời góp phần vào phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.

 

Đối với việc thu hút cán bộ trẻ về công tác tại địa phương, huyện thực hiện chính sách thu hút với những tiêu chí như có kết quả học tập khá, đã có thời gian tham gia hoạt động tình nguyện tại vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, việc thu hút còn nhiều khó khăn, chưa đạt kết quả tích cực. Về đội ngũ cán bộ xã, hiện lực lượng trẻ dưới 30 tuổi chỉ chiếm khoảng 5,4%, từ 31 - 45 tuổi chiếm trên 37%, từ 46 - 60 tuổi chiếm trên 56%, trong đó có 201 trường hợp chưa qua đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, chiếm trên 58%. Những đối tượng chưa qua đào tạo bồi dưỡng chủ yếu do trình độ văn hóa hoặc độ tuổi cao không còn khả năng đào tạo. Theo số liệu thống kê, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn của huyện có 59 người, có nguyện vọng nghỉ việc 45 người, không có nguyện vọng nghỉ việc 14 người. Đồng chí Hà Xuân Thu, cán bộ phụ trách mảng chính quyền cơ sở - Phòng Nội vụ huyện cho biết: Cùng với việc tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ cơ sở, huyện cũng có những giải pháp đối với số công chức không đạt chuẩn như tạo điều kiện để đóng BHXH đủ năm công tác để hưởng chế độ hưu trí, đối với cán bộ chuyên trách sẽ làm việc hết nhiệm kỳ. Việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng hiện vẫn là giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ chính quyền cơ sở của huyện.

 

Có chính sách thu hút đối với những đối tượng đi đào tạo nâng cao tiếp tục ở lại địa phương công tác, nhất là với cán bộ y tế theo học bác sỹ, chuyên khoa I, II, quan tâm hơn đến đối tượng cử tuyển, có dự án đào tạo sau đại học, tạo điều kiện đi học cao cấp chính trị, mở các lớp chuyên viên tại huyện… được coi là những hướng mở đối với huyện vùng cao Đà Bắc trong tiến trình không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

 

 

 

                                     Hà Thu

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục