Giáo án đã trở thành một từ quá quen thuộc với những ai làm giáo viên. Và với sinh viên ngành sư phạm, việc làm giáo án không chỉ đơn giản là tìm hiểu để biết mà phải làm thật sự để chấm điểm. Đây là điểm điều kiện bắt buộc phải có của sinh viên sư phạm.

 

Bạc mặt vì giáo án

Sinh viên ngành sư phạm Toán, sư phạm Văn, Địa, Hóa… thì chỉ lo soạn giáo án của một môn. Với sinh viên sư phạm tiểu học thì môn nào các cô giáo tương lai cũng phải lo làm giáo án.

Minh Anh (sinh viên năm 3 của khoa Sư phạm Tiểu học ĐH Sư phạm Hà Nội) đang vắt chân lên cổ soạn một lúc mấy giáo án cho đủ các môn Toán, Tiếng Việt, Hát nhạc, Mỹ thuật cho đủ bài kiểm tra điều kiện.

Minh Anh chìa một bài giảng ngắn gọn trên SGK Toán lớp 3: Tiền Việt Nam. Cả bài học ghi trong sách chỉ trên một trang giấy nửa tờ A4, nhưng Minh Anh phải cặm cụi lo làm giáo án hết 8 trang A4.

Mở đầu bài giảng, nội dung bài giảng, tổng kết, bài tập về nhà. Trên các mặt giấy kẻ cả đủ các cột, nhiệm vụ của giáo viên, dự kiến trả lời của học sinh, hoạt động của học sinh.

Yêu cầu của các giáo án đòi hỏi chi tiết, cụ thể, đến cả câu nói của giáo viên và học sinh. Một đoạn trong giáo án của Minh Anh, có viết: “Nếu cô có 45 ngàn đồng, cô mua kẹo, mỗi cái kẹo 5 ngàn đồng, vậy cô mua được bao nhiêu cái kẹo”. Học sinh trả lời xong, cô đáp: “Bạn N. trả lời đúng đấy các con ạ. Như các con đã biết, các đồng tiền của Việt Nam hiện nay…”.

Cụ thể lời nói, trả lời của giáo viên, các giáo án cần phải trình bày chi tiết cả trò chơi cho học sinh, câu đố, nhiệm vụ về nhà cho các em kết thúc buổi học.

Hỏi sinh viên sư phạm, nếu không có giáo án, có dạy được không? Các sinh viên nói đi thực tập, tùy theo tình huống xảy ra trong buổi học, sinh viên  sẽ phải xử lý linh hoạt. Nhiều khi giảng không cần giáo án. “Nhưng giáo án soạn trên giảng đường là bắt buộc. Tự nghĩ ra mà viết. Không có giáo án, không có điểm điều kiện để tổng kết.”

Và đủ các loại sổ

Không chỉ phải học từ A đến Z, từ tập viết nét thanh đậm, cắt dán giấy, xướng âm đến ma trận, toán cao cấp… sinh viên sư phạm không những ít được nghỉ ngơi mà khi ra trường cũng bộn bề không kém.

Cô Nguyễn Thị Tâm, giáo viên trường Tiểu học M.D (Hà Nội) cho biết, khi có quyết định nghỉ hưu, cô bỗng thấy nhẹ người. Làm công tác chủ nhiệm bao nhiêu năm, cô phát điên đầu với một mớ “hầm bà lằng” các loại sổ: Sổ liên lạc, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm, sổ theo dõi học sinh, sổ đóng các khoản tiền… Cô giáo nào làm trong Công đoàn còn khổ hơn nữa với đủ các loại sổ theo dõi họp hành.

Trên các diễn đàn mạng, nhiều giáo viên than thở: "Chỉ còn thiếu “sổ quản lý các loại sổ”!"

Sinh viên sư phạm tiểu học kêu trời khi phải trở thành “giáo sư biết tuốt” ở mọi bộ môn, trong khi có khi ra ra trường, các bộ môn Mỹ thuật, Hát nhạc, tiếng Anh sẽ có giáo viên khác đảm nhiệm. Bộ GDĐT đang thực hiện chương trình giảm tải cho SGK, vì sao không xem xét đến việc giảm tải cho chính những giáo viên tương lai? Bên cạnh đó, nhiều giáo viên cũng đề xuất nên đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, sổ sách để các thầy cô có thời gian nghỉ ngơi, bồi dưỡng, tự học thêm để nâng cao trình độ.

 

                                                                  Theo LaoDong

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục