Còn vài ngày nữa là con thi học kỳ 1, ba ra tối hậu thư là mẹ phải sắp xếp mọi công việc để tập trung cho con ôn thi tốt nhất. Nhưng mà...

 


Con mới chỉ học lớp một thôi, có gì phải căng thẳng thế.

Có lần mẹ và ba đã tranh cãi kịch liệt về việc cho con đi học thêm sau giờ tan lớp. Ba nhất quyết rằng, nếu không cho đi học thêm thì con không thể theo kịp bạn bè, những cô bé, cậu bé sinh đầu năm, lớn hơn con gần 10 tháng tuổi, lại học chữ từ tuổi mẫu giáo, và ngày nào cũng đi học thêm!

Nhưng mỗi lần đón con tan học về, nhìn con giống như chim non sổ lồng, mẹ không nỡ cắt đi thời gian quý báu con vui vẻ và thoải mái như thế được. Mẹ và ba quyết định chia nhau, người kèm con Toán, người kèm con môn Tiếng Việt vào buổi tối khoảng một giờ đồng hồ.

Với môn toán, con không gặp khó khăn gì nhiều, nhưng với môn Tiếng Việt và tập viết thì quả là nan giải. Mẹ đi tham khảo các bà mẹ có con trai khác thì đều gặp cái lắc đầu ngao ngán: tình trạng đánh vần chậm và viết như gà bới cực kỳ phổ biến. Nhưng khổ nhất là mỗi lần con bị giao nhiệm vụ tập viết là cứ như uống thuốc đắng, nhăn nhó thảm hại.

Cho mẹ xin lỗi vì đã đánh chiếc đũa vào mông con mỗi khi nhìn thấy điểm chính tả hàng ngày lên lớp chỉ được 5 đến 6 điểm. Sau khi ngồi xem hàng loạt những chữ con tập viết ở lớp, mẹ thấy rằng đó toàn là những chữ xa lạ với cuộc sống hàng ngày của con. Con phải nghe và chép lại những từ xa lạ ấy, vậy thì làm sao con có thể viết đúng chính tả được. Có lẽ cho mẹ trở lại ngày bé và viết những chữ như thế này, mẹ cũng phải chịu ăn "ngỗng" thôi con ạ.

Cho mẹ xin lỗi vì đã cáu gắt mỗi khi con đòi mẹ giải thích những vần thơ mặc dù rất hay nhưng vẫn còn xa lạ ở tuổi của con kiểu như "vàng mơ như trái chín, nhành giẻ treo nơi nào, gió đưa hương thơm lạ", "trong vòm lá mới chồi non, chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa"...

Thực ra, điều đó chứng tỏ sự bất lực của mẹ, làm sao mẹ có thể giải thích cho con những từ mà phải lớn thêm vài tuổi nữa, con mới có thể hiểu được. Lúc đó mẹ phải nói: thôi, con cứ nhìn thấy gì thì đọc chữ đó cho mẹ, chứ đừng hỏi nghĩa làm gì.

Nhờ con, mẹ phát hiện ra rằng, con thông minh hơn những nhà soạn sách đấy. Trong bài học về vần "am", sách giáo khoa đưa ra từ "rừng tràm", mẹ đố con tìm chữ gì có vần "am", con đọc ngay chữ "Việt Nam", "số tám", "tham lam" làm mẹ mừng rơi nước mắt. Nhà viết sách lý luận rằng, bởi vì phải viết cho cả học sinh nông thôn và thành phố nên không tránh được những từ khó đối với trẻ em thành phố, nhưng mẹ tin rằng, may ra chỉ những em ở Cà Mau mới hiểu từ "rừng tràm" thôi con nhỉ, còn lại sẽ chỉ đọc như một cái máy thôi.

Mẹ đã cày tung ở trên Internet để tìm hiểu xem ở nước ngoài, người ta dạy chữ viết như thế nào cho trẻ con. Thật may mắn, mẹ tìm được tài liệu, ở đó người ta đã nghiên cứu về trẻ con rất kỹ và hiểu chúng có thể làm được gì. Mẹ làm theo và nhận được thành công rực rỡ!

Thật là đơn giản. Tan giờ làm, mẹ ghé vào hiệu sách và tìm mua được loại giấy viết thư dành cho trẻ con màu sắc sặc sỡ. Đưa tập giấy viết thư và gợi ý con có thể viết thư cho người nào mà con yêu quý nhất (chuyên gia giáo dục nước ngoài gợi ý mà). Con nói muốn viết thư cho bà ngoại và ông già Noel. Con ngồi một mạch viết thư cho bà ngoại mấy dòng liền (nói con muốn đến tết bà vào chơi với con), ông già Noel cũng vậy (muốn ông già nôi-en tặng con đồ chơi ô tô), thậm chí có thể tự diễn đạt và không hỏi mẹ cách viết một từ nào, ngoại trừ một từ con viết sai là "ông già nôi en".

Con không thể tưởng tượng là mẹ vui mừng thế nào. Trước đây, ngày nào con cũng "mặc cả" với mẹ về vụ viết chính tả, thậm chí mẹ ngồi kèm bên cạnh con mới chịu viết, thế mà chỉ cần thay đổi "chiến lược" một chút thôi, con đã viết được hai bức thư liền.

Nhưng mẹ cũng phải thừa nhận rằng, nhiều khi mẹ cũng phải ép con học những thứ con không thích của chương trình, mẹ phải trở thành "mẹ Hổ" ở một khía cạnh nào đó, vì con đang phải theo học chương trình giáo dục Việt Nam, sẽ phải trải qua những kỳ thi để vào những trường tốt. Mẹ hiểu nỗi lòng của nhiều bậc cha mẹ khác rằng nếu các con không chịu học thì không thể vào được đại học, không thể có một tương lai tốt đẹp về cuộc sống vật chất. Ba đã từng ở nước ngoài nên ba nói với mẹ: chúng ta không thể so sánh với giáo dục nước ngoài được vì ở đó, người ta không cần phải quá tranh đấu để có được một việc làm tốt. Giáo dục của họ là "xa xỉ" vì họ đầu tư rất nhiều. Giáo dục của họ cho phép sự sáng tạo vì họ có một môi trường làm việc sáng tạo trên cấp độ quốc gia.

Hôm nay đến cơ quan, mẹ cũng phì cười khi thấy các bà mẹ có con học lớp 1, lớp 2, lớp 3 đều bắt đầu câu chuyện: lũ trẻ sắp thi học kỳ rồi đấy!

 

                                                                     Theo VNN

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục