Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Với một loạt thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay như: Không bắt buộc thi theo cụm, rút lại lực lượng thanh tra ủy quyền cắm chốt tại các hội đồng thi, bỏ chấm chéo... đồng thời với một kỳ thi có nhiều môn “học thuộc”, những lo ngại về việc sẽ xảy ra các điểm nóng cục bộ như thời gian trước khi Bộ GDĐT áp dụng các biện pháp nói trên không phải là không có cơ sở.

 

Thông tin về phao thi được bán tràn lan tại các địa phương đến việc chào bán  “bút phao thi” khiến càng đến gần ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp không khí thi cử càng nóng.

Ngày 31.5, ông Nguyễn Huy Bằng - Chánh thanh tra Bộ GDĐT khẳng định việc thanh tra thi tốt nghiệp sẽ được tăng cường bằng lực lượng lưu động thay thế cho việc không có thanh tra cắm chốt tại các địa phương. Ông Bằng cho biết đến thời điểm này các đoàn thanh tra này đã tới các địa phương với nhiệm vụ thanh tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi... Theo ông Bằng, năm nay chắc chắn sẽ xuất hiện những thủ đoạn gian lận trong thi cử tinh vi hơn. Do vậy, các đoàn thanh tra lưu động của bộ được giao trách nhiệm thực hiện một số hình thức nghiệp vụ không báo trước để ngăn chặn mọi hành vi tiêu cực, đặc biệt lưu ý thí sinh sử dụng “phao” thi, tăng cường giám sát hoạt động các hội đồng coi thi...

Ông Nguyễn Hiệp Thống - Phó GĐ Sở GDĐT Hà Nội, Hà Nội đã rà soát từng khu dân cư để bảo đảm an ninh trường thi. Vì không có lực lượng thanh tra uỷ quyền, không có thanh tra cắm chốt tại hội đồng sao in đề thi như mọi năm nên sở sẽ cử một cán bộ thanh tra và 1 cán bộ an ninh cùng giám sát công tác sao in đề tại hội đồng sao in đề thi. Sẽ có gần 450 thanh tra được cử làm nhiệm vụ để đảm bảo cứ 7 phòng thi có 1 thanh tra. “Do kỳ thi năm nay có một số môn yêu cầu học sinh phải nhớ các số liệu, các sự kiện và cũng có thể do tâm lý học sinh nghĩ rằng công tác coi thi sẽ phần nào lơi lỏng khi không có lực lượng thanh tra bộ nên chúng tôi càng phải làm quyết liệt hơn, tăng cường tập huấn nội quy, quy chế thi cho học sinh và giáo dục các em tuyệt đối không được vi phạm quy chế” - ông Thống khẳng định.

Theo Quy chế thi tốt nghiệp năm 2012, thí sinh sẽ bị cảnh cáo trước hội đồng coi thi, nếu chép bài của thí sinh khác hoặc cho thí sinh khác chép bài của mình bằng bất cứ hình thức nào. Thí sinh bị đình chỉ thi và huỷ kết quả của cả kỳ thi nếu vi phạm một trong các khuyết điểm sau: Mang vào phòng thi các vật dụng trái với quy định trong thời gian từ lúc bắt đầu phát đề thi đến hết giờ làm bài (đã hoặc chưa sử dụng); sử dụng tài liệu liên quan đến việc làm bài thi và các phương tiện thu phát thông tin dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trong và ngoài phòng thi; nhận bài giải sẵn của người khác; chuyển giấy nháp, bài thi cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp, bài thi của thí sinh khác; cố tình không nộp bài thi, dùng bài thi hoặc giấy nháp của người khác để nộp làm bài thi của mình hoặc làm bài giống nhau (do chép bài của nhau).

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc - Trưởng ban Chỉ đạo và kiểm tra các kỳ thi của TP năm 2012 - đã chỉ đạo: Nghiêm túc nhưng không gây căng thẳng cho thí sinh, tạo mọi điều kiện tốt nhất để thí sinh phát huy năng lực. Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ đã quán triệt tầm quan trọng của công tác coi thi tới 149 chủ tịch hội đồng coi thi (HĐCT). Ông Độ yêu cầu: Nghiêm túc để thí sinh không muốn, không dám và không thể vi phạm quy chế thi, hạn chế thấp nhất tình trạng vi phạm của thí sinh. Nghiêm khắc xử lý khi phát hiện hành vi vi phạm của thí sinh; nhắc nhở, phổ biến kỹ các quy định liên quan đến kỳ thi và chủ động các phương án  phòng ngừa.    NGUYÊN MINH

 

                                                                           Theo Báo LĐ

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục