Các học viên lớp QLNN chương trình chuyên viên khóa III trao đổi kinh nghiệm thực tiễn công tác QLNN với các giảng viên. Ảnh: M.H

Các học viên lớp QLNN chương trình chuyên viên khóa III trao đổi kinh nghiệm thực tiễn công tác QLNN với các giảng viên. Ảnh: M.H

(HBĐT) - Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ được giao, trường Chính trị tỉnh đã không ngừng đổi mới các mặt hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho địa phương. Nhà trường xác định, việc nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, giảng viên (CB-GV) là nhiệm vụ trọng tâm được đặt lên hàng đầu.

 

Mặc dù số lượng lớp mở ra nhiều, lực lượng giảng viên mỏng, song hàng năm, nhà trường đã chọn cử nhiều lượt GV tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ở cả trong và ngoài nước. Cùng với những nỗ lực, cố gắng của cả tập thể, nhà trường đã xây dựng được đội ngũ CB-GV có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng và chuyên môn cao. Tính đến thời điểm hiện tại, nhà trường đã có 11 giảng viên đạt trình độ thạc sĩ, 3 giảng viên đang theo học cao học, 1 giảng viên cao cấp, 15 giảng viên chính. Đặc biệt, năm 2011, nhà trường đã có 1 giảng viên được vinh danh nhà giáo ưu tú.

 

Cùng với việc chăm lo đào tạo đội ngũ, nhà trường còn đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm, kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố hợp lý trong phương pháp thuyết trình truyền thống với yếu tố mới trong phương pháp dạy học tích cực. Phát huy có hiệu quả các phương tiện giảng dạy hiện đại, đồng thời tăng cường việc ứng dụng CNTT vào tất cả các khâu từ lập kế hoạch, chiêu sinh, điều hành, quản lý và lưu trữ…

 

Các khâu trong quy trình đào tạo đảm bảo thực hiện đồng bộ và chặt chẽ. Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng có nhiều đổi mới tích cực, căn cứ chỉ tiêu được giao hàng năm và nhu cầu học tập, nhà trường đã chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo ở T.ư, các trung tâm bồi dưỡng chính trị và đơn vị liên kết đào tạo để sớm xây dựng kế hoạch. Với cách làm khoa học đó đã khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lặp ở các chương trình và lớp học; đảm bảo đào tạo trúng, đúng đối tượng.

 

Công tác thi, kiểm tra được thực hiện chặt chẽ từ các khâu ra đề, coi thi, chấm thi và lưu trữ kết quả; nội dung đề thi, kiểm tra bám sát nội dung, chương trình và có phần liên hệ thực tiễn. Nhà trường đã đổi mới  nhiều hình thức thi để đánh giá kết quả học tập, áp dụng hình thức thi vấn đáp ở tất cả các chương trình có thời gian học từ ba tháng trở lên. Công tác thanh, kiểm tra; dự giờ, thăm lớp được nhà trường tiến hành thường xuyên ở tất cả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Việc nghiên cứu thực tế và hoàn thành tiểu luận cuối khóa được triển khai hiệu quả. Nội dung nghiên cứu thực tế bám sát chương trình học tập, chủ đề báo cáo thực tế thường xuyên được thay đổi; việc triển khai đề tài tiểu luận cuối khóa được kiểm soát và tổ chức thực hiện chặt chẽ.

 

Từ những cố gắng, nỗ lực trên, hàng năm, nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tỉnh giao. Tính đến thời điểm hiện tại, nhà trường đã điều hành tổng số 55 lớp với 5.405 HV, trong đó có 9 lớp hệ đào tạo từ năm 2011 chuyển sang với 730 HV, năm 2012 mở mới 46 lớp cả hệ đào tạo và bồi dưỡng với 4.675 HV. Bên cạnh đó, nhà trường còn tham gia quản lý 1 lớp cao cấp lý luận CT-HC khóa 9 với 118 HV, 2 lớp đại học hành chính với 244 HV. Các khóa học diễn ra theo đúng kế hoạch đề ra, tỷ lệ học viên tốt nghiệp ở các lớp đạt 100%.

 

Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong thời gian tới, nhà trường xác định rõ, cần tiếp tục tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh; bám sát nhiệm vụ chính trị theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên theo hướng chuẩn hóa chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong CB-GV, học viên. Đổi mới công tác quản lý đào tạo, bảo đảm chặt chẽ và đúng quy trình, quy chế. Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế thi, kiểm tra và viết tiểu luận cuối khóa, đảm bảo đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của học viên. Đẩy mạnh các hoạt động thanh, kiểm tra các khâu trong quy trình đào tạo. Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm, áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy tích cực; bảo đảm thực hiện tốt phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, tăng cường ứng dụng CNTT trong giảng dạy...

 

 

                                                         ThS. Nguyễn Trọng Khiêm

                                                           (Trưởng Phòng Đào tạo)

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục