Sau khi được đào tạo nghề chăn nuôi gà, nhiều hộ dân xóm Nà Mười đã vay vốn, đầu tư phát triển chăn nuôi gà tại gia đình.

Sau khi được đào tạo nghề chăn nuôi gà, nhiều hộ dân xóm Nà Mười đã vay vốn, đầu tư phát triển chăn nuôi gà tại gia đình.

(HBĐT) - Xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một việc làm quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương, thời gian qua huyện Đà Bắc đã nỗ lực bằng nhiều giải pháp thiết thực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

 

Mặc dù ở gần khu vực chợ cụm của Trung tâm xã Mường Chiềng với lưu lượng hàng hoá thực phẩm tương đối lớn, tiềm ẩn nhiều quy cơ lay lan dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nhưng năm nay, nhiều hộ gia đình xóm Nà Mười, Mường Chiềng đã bảo vệ được đàn gà của mình tránh khỏi dịch bệnh. Anh Xa Văn Huế (Nà Mười - Mường Chiềng) cho biết: ở nông thôn nên lúc nào gia đình tôi cũng có hơn chục con gà nhưng năm nào cũng vậy, cứ đến mùa rét là gà mắc dịch. Tuy nhiên, năm nay, gia đình tôi sẽ có gà bán tết. Thành quả đó là nhờ tôi đã được tham gia lớp học kỹ thuật chăn nuôi gà do TT dạy nghề huyện tổ chức. Lớp có 35 học viên, chúng tôi được học từ cách cho gà ăn, vệ sinh chuồng trại và cách phòng dịch bệnh cho đàn gà. Học và thực hành trực tiếp nên tôi nắm rõ được kỹ thuật. Khi học xong, tôi được ngân hàng CSXH huyện ưu tiên vay vốn, tôi đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà và áp dụng đúng kỹ thuật đã được học nên đàn gà sinh trưởng rất tốt.

 

Anh Bùi Thanh Hải, Giám đốc TT Dạy nghề huyện Đà Bắc cho biết: Với mục tiêu, hoàn thành kế hoạch đào tạo nghề cho hơn 300 lao động nông thôn trở lên, ngay từ đầu năm 2013, Trung tâm Dạy nghề huyện Đà Bắc đã phối hợp với các cấp, ngành tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội CCB của huyện… khảo sát, đánh giá nhu cầu học nghề, cơ cấu nghề cần học của người lao động nông thôn, phân loại đối tượng học nghề theo độ tuổi, trình độ, nhận thức để làm căn cứ để mở lớp dạy nghề phù hợp với từng xã thị trấn. 

 

Từ đầu năm đến nay,  huyện mở được 11 lớp dạy nghề, 372 học viên theo chương trình đề án 1956, 20 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật 1.000 học viên theo chương trình đào tạo nghề cho vùng chuyển dân sông Đà, các nghề đào tạo chủ yếu theo nhu cầu của người lao động như nghề chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà, dê, đan rọ tôm, nuôi thủy sản nước ngọt,  trồng tỏi tím, nuôi chim bồ câu, cây cảnh nghệ thuật, làm chổi chít, may công nghiệp… Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, Trung tâm Dạy nghề huyện đã sử dụng chương trình, giáo trình do Sở LĐ – TB&XH đặt hàng biên soạn. Ngoài ra, Trung tâm còn biên soạn, bổ sung một số bộ giáo trình khác trên cơ sở ý kiến tham gia của các nhà quản lý, kỹ sư nông nghiệp, đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất trên địa bàn huyện. Các bộ giáo trình được thiết kế theo tiêu chí đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hiện phù hợp với trình độ và khả năng tiếp thu của lao động nông thôn. Với hình thức dạy nghề tại chỗ, cầm tay chỉ việc, các lớp đào tạo nghề chủ yếu thiên về thực hành ngay tại địa bàn. Theo anh Hải,  trong cơ cấu bài giảng bao giờ phần lý thuyết cũng chiếm 2/3 số tiết. Hình thức thực hành ở đây là mua con giống, nguyên liệu về để học viên trực tiếp thực hành. Sau khi kết thúc khoá học, Trung tâm phối hợp với Ngân hàng CSXH dự bế giảng và giải quyết nhu cầu vay vốn của học viên để họ có thể phát triển sản xuất ngay sau khoá học.

 

Với cách làm đó, Trung tâm Dạy nghề huyện đã và đang tạo dựng niềm tin đối với người lao động nông thôn trên địa bàn. Nhiều nơi được tiếp thu nghề mới đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Qua đánh giá kết quả các lớp đào tạo nghề cho thấy, sau khi kết thúc lớp học nghề dưới 3 tháng có trên 80% học viên tự tạo việc làm, duy trì nghề học.  

 

 

                                                            Phương Linh

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục