Sáng 5/7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đi kiểm tra công tác tổ chức thi tại trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội. Ngoài việc hỏi han, động viên thí sinh làm bài tốt, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng bất ngờ “chất vấn” một thí sinh khi phát hiện một chiếc đồng hồ “lạ”.

Với mục đích không làm ảnh hưởng đến việc làm bài thi của thí sinh, đoàn kiểm tra do Thứ trưởng Bùi Văn Ga xuất phát khá sớm. Thời điểm kiểm tra tại trường ĐH Ngoại Thương diễn ra khi thí sinh chưa làm bài.

Sau một vòng kiểm tra, Thứ trưởng Bùi Văn Ga bất ngờ dừng lại một thí sinh nữ “chất vấn” khi phát hiện trên bàn có một chiếc đồng hồ “lạ”. Đây là chiếc đồng hồ thời trang có hiện thị màn hình led và được thí sinh đặt trên bàn. Nhìn về ngoài thì chiếc đồng hồ tương đối giống với trường hợp ở HV Cảnh sát Nhân dân.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga bất ngờ chất vấn nữ thí sinh khi nhìn 
Thứ trưởng Bùi Văn Ga bất ngờ "chất vấn" nữ thí sinh khi nhìn thấy chiếc đồng hồ "lạ".

Sau một hồi hỏi han về việc dùng đồng hồ này để làm gì, có tính năng gì hay không thì bất ngờ Thứ trưởng Bùi Văn Ga đặt câu hỏi: Thiết bị có thu phát được hay không? Có chức năng Bluetooth không? Khá bình tĩnh nữ thí sinh trả lời là không và thanh minh đó là chỉ chiếc đồng hồ thời trang bình thường.

Quan sát cử chỉ, biểu cảm của nữ thí sinh không có dấu hiệu bất thường, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhoẻn miệng cười với nữ thí sinh cùng với lời chúc cho em sẽ làm bài tốt.

Cận cảnh chiếc đồng hồ lạ.
Cận cảnh chiếc đồng hồ "lạ".

Với việc các thiết bị công nghệ cao ngày càng tinh vi, hiện đại hơn nên việc kiểm tra xem có đúng là thiết bị được phép mang vào phòng thi hay không cũng gây phần nào đó khó khăn cho các Hội đồng thi. Tuy nhiên, theo một cán bộ an ninh thì một khi thí sinh đã có ý định gian lận thì bắt buộc phải có thiết bị. Đã có thiết bị thì phải sử dụng và những người này thường có biểu hiện bất thường trong phòng thi, có những cử chỉ, hành động không nhằm mục đích tập trung làm bài. Giám thị chỉ cần quan sát là hoàn toàn có thể phát hiện và ngăn chặn sớm.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết thêm: Thí sinh đừng bao giờ nghĩ đến việc gian lận trong thi cử.Có thể các em may mắn không bị phát hiện trong lúc thi, nhưng thông qua việc kiểm dò sẽ vẫn phát hiện được, kể cả trong quátrình học, khi các em đã tốt nghiệp, đi làm. Nếu bị phát hiện sẽ bị thu hồi bằng và xử lý theo quy định.

Thí sinh dự thi giảm nhưng... mừng

So với năm trước, số thí sinh dự thi vào trường ĐH Ngoại thương Hà Nội giảm. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến cho nhà trường lại cảm thấy vui mừng hơn.

Thông thường hàng năm trường ĐH Ngoại thương tiếp nhận một số lượng không ít thí sinh đăng ký dự thi “nhờ” để lấy kết quả xét tuyển vào trường khác. Để giúp các trường chưa tự tổ chức thi được thì các trường tổ chức thi đành phải chấp nhận “bù lỗ”. Chưa dừng lại ở đó, đối với những thí sinh dự thi “nhờ” cũng tiềm ẩn những nguy cơ khó lường. Năm 2013, số thí sinh vi phạm quy chế tuyển sinh của trường ĐH Ngoại Thương chủ yếu rơi vào những em dự thi “nhờ”.

Số thí sinh dự thi vào ĐH Ngoại thương giảm nhưng nhà trường lại... mừn
Số thí sinh dự thi vào ĐH Ngoại thương giảm nhưng nhà trường lại... mừng.


 

Thầy Hoàng Văn Châu - Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Ngoại thương cho biết: Số lượng thí sinh dự thi chỉ đạt 56,7%, thấp hơn so với năm trước khoảng 0,3%. Song trên thực tế mà nói, số thí sinh dự thi đăng ký nguyện vọng vào học tại trường lại tăng. Bởi vì, hàng năm nhà trường tiếp nhận trên dưới 2.000 thí sinh dự thi “nhờ” nhưng năm nay không có em nào.

Sở dĩ năm nay các trường tổ chức thi không phải “gánh” một số lượng lớn thí sinh dự thi “nhờ” là do Bộ GD-ĐT cho phép nhiều trường ngoài công lập tuyển sinh riêng, đây là những trường mà nhiều năm không tổ chức thi tuyển mà chỉ xét tuyển. Ngoài ra, một số trường công có truyền thống “nhờ vả” như ĐH Lao động Xã hội, Viện ĐH Mở Hà Nội... thì năm nay lại tự tổ chức thi.

 

                                                                        Theo Dantri

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục