Lao động nông thôn xã Kim Bình - Kim Bôi tập trung phát triển ngành nghề TTCN nâng cao nguồn thu nhập.

Lao động nông thôn xã Kim Bình - Kim Bôi tập trung phát triển ngành nghề TTCN nâng cao nguồn thu nhập.

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH tỉnh, đến hết năm 2013, tỷ lệ lao động nông thôn trên địa bàn qua đào tạo nghề năm 2010 đạt 25%, tỷ lệ này tăng lên, đạt 37,2% vào năm 2013. Con số này đã đem lại những tín hiệu vui cho công tác giải quyết việc làm, nâng cao nguồn thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH, công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng còn nhiều khó khăn, bất cập cần được tháo gỡ.

 

Một trong những khó khăn, bất cập đó là: việc tuyển dụng và sắp xếp cơ cấu đội ngũ giáo viên ở Trung tâm dạy nghề các huyện chưa phù hợp. Điển hình là Trung tâm dạy nghề các huyện Yên Thủy và Cao Phong có tới 11 cán bộ quản lý và cán bộ hành chính những không có 1 giáo viên cơ hữu nào.  8 trung tâm dạy nghề của các huyện khác tuy đã được bố trí giáo viên cơ hữu nhưng lại chưa đạt chuẩn về chuyên môn, chưa phù hợp với ngành nghề đào tạo. Cụ thể: Trung tâm dạy nghề huyện Lạc Thủy có 1 giáo viên tiếng Anh; Trung tâm dạy nghề huyện Lạc Sơn có tới 3 giáo viên cơ khí…Trong khi các ngành nghề chủ yếu mà lao động nông thôn có nhu cầu học là: may công nghiệp, hàn, sửa chữa máy nông nghiệp, chổi chít, dệt may thổ cẩm, trồng trọt, chăn nuôi. Từ chỗ không có giáo viên, các trung tâm dạy nghề của các huyện phải ký hợp đồng thỉnh giảng với những cán bộ là kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các DN, cơ sở SX-KD, trạm KN-KL, các nông dân sản xuất giỏi… Mất thêm nguồn kinh phí để thuê giáo viên đã là một trở ngại. Hơn thế, vì phần  kinh phí trả lương cho giáo viên quá ít nên khó thu hút giáo viên thỉnh giảng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy nghề ở các huyện. Một vấn đề bất cập nữa đó là: nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác dạy nghề chủ yếu là từ T.Ư, nguồn kinh phí của địa phương không đáng kể. Bên cạnh đó, việc giải ngân chậm dẫn đến việc tổ chức các lớp học nhiều khi không đạt chỉ tiêu (nhiều nghề không đào tạo được vì đã qua mùa vụ). Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo nghề tại địa phương, cơ sở dạy nghề và ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Một điểm cũng được cơ quan thường trực (Sở LĐ-TB&XH) phản ánh là: tinh thần tự giác học nghề của người dân chưa cao. Một bộ phận không nhỏ người lao động chưa nhận thức đúng đắn rằng, việc học nghề là nhu cầu thiết yếu để có  thêm việc làm, tăng thu nhập ổn định cuộc sống. Một số địa phương chưa làm tốt công tác tuyên truyền tới các tổ chức, đoàn thể và người lao động trên địa bàn về công tác đào tạo nghề.

 

Qua hơn 3 năm triển khai, thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Chính phủ, Sở LĐ-TB&XH đã đúc rút được những kinh nghiệm sâu sắc. Đồng thời, đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đó là:  Tăng cường tuyên truyền sâu rộng, bằng nhiều hình thức để lao động nông thôn nắm được chủ trương dạy nghề. Huy động tối đa cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên ở các cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập, các nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao, cá nhân điển hình sản xuất giỏi… tham gia dạy nghề. Tuyển chọn, bố trí cán bộ chuyên trách dạy nghề phải đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, dạy nghề. Chấn chỉnh các trường hợp bố trí kiêm nhiệm nhiều công việc. Mỗi trung tâm dạy nghề cần bố trí biên chế 3 giáo viên cơ hữu cho 3 nghề đặc trưng của địa phương. Có chính sách tốt hơn về  vay vốn để người lao động sản xuất sao khi học nghề. Các cấp chính quyền tạo điều kiện cho người lao động được thuê đất, thuê mặt nước và các phương tiện khác để hành nghề sau khi học.  Cùng với đó là những giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy để đảm bảo: chương trình đào tạo phù hợp với trình độ, nhận thức của lao động nông thôn, áp dụng thực tế để khi hoàn thành khóa học, học viên có kỹ năng thực hành. Tăng cường sự liên kết giữa các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp. Các ngành nghề đào tạo cũng cần đa dạng hơn, trong đó tập trung chủ yếu vào việc đào tạo các nghề TTCN như: dệt thổ cẩm, mây - giang đan, chổi chít… để phát triển các làng nghề truyền thống. Chuyển giao các kỹ thuật về trồng trọt, nuôi  thủy sản, chăn nuôi thú y, dịch vụ nông nghiệp… để phát huy thế mạnh sẵn có ở địa phương. Thực hiện quyết liệt và đồng bộ giải pháp chuyển mạnh hình thức đào tạo nghề theo năng lực sẵn có của các cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động. Đào tạo các nghề sản xuất công nghiệp và dịch vụ để cung ứng nhu cầu lao động địa phương cho các KCN, khu chế xuất, xuất khẩu lao động.

 

Những giải pháp cụ thể này mang theo sự kỳ vọng sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hướng tới đáp ứng nguồn nhân lực cho thu hút đầu tư phát trển KT – XH và cho mục tiêu xóa đói - giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh.

 

                                                                                               

 

                                                                            Thúy Hằng

           

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục