Toàn cảnh buổi làm việc.

Toàn cảnh buổi làm việc.

(HBĐT) - Ngày 7/11, đoàn công tác của Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực do tiến sĩ Đặng Xuân Hoan, Tổng thư ký Hội đồng đã khảo sát kết quả một năm thực hiện Nghị quyết số 29 của BCH TW Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

 

Theo báo cáo của Sở GD&GD, quy mô, mạng lưới trường học trong tỉnh phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Năm học 2014-2015, toàn tỉnh có trên 700 đơn vị trường học ở các bậc học, 22.696 CB, GV, NV, 198.252 HS, SV. Sở GD&ĐT đã tham mưu Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 23, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 34 về thực hiện NQ số 29. Đồng thời, tổ chức học tập, quán triệt NQ tới toàn thể CB, CC, VC và cán bộ chủ chốt các đơn vị trường học. Các trường quán triệt đến tất cả CB, GV, HS và xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện chương trình hành động phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương, trường học, ngành học, cấp học. Các trường đã chủ động vận dụng linh hoạt các hoạt động dạy học trong quá trình thực hiện đổi mới. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp học theo hướng tập trung vào năng lực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích học. Cân đối giữa trang bị kiến thức và định hướng thái độ, hành vi của học sinh. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Chuyển từ đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực học sinh, từ ghi nhớ, hiểu kiến thức sang năng lực vận dụng giải quyết những vấn đề thực tiễn. Ưu tiên giáo dục vùng sâu, xa, ĐBKK. Sở cũng đã triển khai QĐ của Bộ GD&ĐT về phương án thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2015. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục phù hợp với yêu cầu phát triển. Tiến hành sáp nhập trung tâm GDTX cấp huyện với trung tâm dạy nghề của huyện.

 

Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện còn gặp khó khăn về nhận thức, cơ chế quản lý, nguồn lực đầu tư. Một bộ phận CBQL, GV năng lực còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD&ĐT. CSVC, TTB giáo dục còn thiếu, chưa chuẩn. Chất lượng GD có chuyển biến nhưng chậm, chênh lệch giữa vùng thuận lợi, khó khăn. Việc phân luồng học sinh phổ thông thấp. Người học, gia đình vẫn có tâm lý muốn có bằng ĐH, CĐ, coi nhẹ vai trò của lao động kỹ thuật trực tiếp.

 

Để thực hiện hiệu quả NQ 29, Sở GD&ĐT kiến nghị nên thay đổi chương trình SGK. Điều chỉnh chương trình cho phù hợp điều kiện vùng miền. Việc đổi mới kỳ thi quốc gia phải thận trọng, từ từ để GV, HS bắt nhịp kịp thời. Công bố sớm về cách thức, kỹ thuật tổ chức thi để địa phương chủ động chuẩn bị. Quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng trường PT DTNT. Bố trí nguồn kinh phí để triển khai NQ. Bổ sung quy định cụ thể về biên chế GV tiểu học dạy 2 buổi/ngày cấp tiểu học. Có cơ chế phối hợp giữa cơ sở đào tạo với tổ chức, doanh nghiệp bằng việc ký hợp đồng liên kết đào tạo.      

 

Đoàn công tác đã đánh giá cao công tác tổ chức triển khai thực hiện NQ của tỉnh. Đồng thời, ghi nhận các kiến nghị để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm  quyền. Trước đó, đoàn công tác đã đi khảo sát tại trường MN Cửu Long, TH Hùng Sơn (Lương Sơn) và trường THPT Công Nghiệp.

 

                                                                                                  Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục