(HBĐT) - Là huyện vùng núi, rộng và đông dân, hàng năm huyện Lạc Sơn thường xuyên xảy ra giông lốc, mưa lũ gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất và đời sống nhân dân. Do ảnh hưởng của cơn bão số 1 mới đây gây mưa, gió lớn diện rộng với lượng mưa đo được 121 mm, mực nước nhiều suối và sông Bưởi lên nhanh. Thống kê ban đầu, mưa, gió đã làm tốc mái, đổ sập hàng trăm nhà dân tại các xã: Vũ Lâm, Quý Hòa, Bình Cảng, Bình Chân.

 

Cũng tại các xã trên, mưa lũ gây thiệt hại hàng chục ha lúa, hoa màu. Đối với lâm nghiệp, xã Chí Đạo đổ 40 cây dổi to, 4 ha mía; xã Bình Chân đổ gẫy khoảng 1.000 cây keo. Mưa lũ còn gây sạt lở cuốn trôi hoàn toàn 15 m ngầm Vụ Bản trên sông Bưởi; làm sạt lở 2.000 m 3   đất, đá đường lên xóm Thung xã Quý Hòa.

Cơn bão số 1 gây mưa lũ lớn trên địa bàn huyện Lạc Sơn từ ngày 27-28/7

làm sạt lở, cuốn trôi 15 m ngầm thị trấn Vụ Bản trên sông Bưởi.

 

Trao đổi với đồng chí Bùi Văn Khánh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn được biết: Huyện  đã rà soát, thống kê và triển khai khắc phục hậu do thiên tai gây ra. Để chủ động phòng, chống mưa bão, huyện phân công các thành viên trong BCH PCTT&TKCN kiểm tra, rà soát, đôn đốc các xã và người dân thực hiện nghiêm túc các phương án PCTT&TKCN theo phương châm 4 tại chỗ, sát với điều kiện thực tế. Các khu vực trọng yếu nguy cơ thiên tai đã được xác định. Về trượt lở đất có khả năng xảy ra ở những khu vực 2 bên sườn núi phía đông và phía tây của huyện, nhất là ở các xã: Quý Hoà, Mỹ Thành, Tuân Đạo, Miền Đồi, Bình Hẻm, Tân Mỹ, ân Nghĩa. Khu vực làng Chẹ, xã ân Nghĩa, Quý Hoà nguy cơ sạt, trượt lở rất lớn xảy ra dọc theo sườn núi có độ dốc trên 25o. Các khối trượt phân bố ở xóm Củ và Ngọc, khi trượt lở kèm theo nứt đất và lũ quét. Dọc theo sườn núi phía tây Bắc xã Mỹ Thành, nứt đất kèm theo trượt đất phát triển mạnh. dọc theo tuyến lộ trình từ thị trấn Vụ Bản đi Ngọc Lâu, đoạn qua dốc Đầm, các bậc địa hình có độ chênh cao khác nhau, vách dựng đứng, hiện tượng lở đá, đá đổ thường xuyên xảy ra gây ách tắc giao thông và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của cộng đồng dân cư đang sinh sống ở đây. Ngoài ra, huyện cũng rà soát các khu vực nguy hiểm hay xảy ra lũ quét, lũ ống như: Lưu vực suối Trầm, suối Cà có diện tích khoảng 48 km2 thuộc khu vực xã Quý Hoà, Tuân Đạo và Miền Đồi; suối Khiên thuộc địa phận xóm Chum, xóm Đồi Bùi và xóm Rậm, xã Mỹ Thành là những lưu vực suối đã từng xảy ra lũ quét trong lịch sử; những  nơi gần các thung lũng suối đổ vào sông Bưởi diễn ra các trận lũ, úng ngập.  

Huyện cảnh báo người dân nâng cao cảnh giác di dời ra khỏi vùng nguy cơ cao  hay xảy ra trượt sạt, lũ ống, lũ quét và ngập úng; tổ chức tuyên truyền cho người dân gia cố nhà cửa, công trình, chuồng trại chăn nuôi đề phòng mưa gió, giông lốc. Huyện cũng tăng cường kiểm tra hệ thống hạ tầng nhất là các công trình thủy lợi, hồ, bai, đập xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho công trình. Đối với một số công trình vừa được đầu tư sửa chữa, nâng cấp giai đoạn 2010-2015 hiện đã ổn định, cống lấy nước vận hành hạ lưu, mái đập được gia cố bằng bê tông, đá lát, tràn xả lũ được kiên cố hóa, phần lớn các công trình hiện sử dụng van chóp, vận hành thượng lưu, tràn xả lũ chưa được kiên cố, mái đập thượng, hạ lưu bị xói mòn làm ảnh hưởng đến quá trình điều tiết nước phục vụ sản xuất cũng như thoát lũ. Về hệ thống giao thông của huyện được đánh giá yếu, ít được đầu tư, Lạc Sơn nhiều nguy cơ trượt sạt gây ách tắc, huyện có phương án phối hợp bảo đảm giao thông, tăng cường ứng trực cảnh báo không cho người và phương tiện đi qua ngầm tràn, cầu yếu khi có nước lũ, giông lốc và mưa lớn. 

 

                                                          Lê Chung 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục