(HBĐT) - Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại các nước trên thế giới. ở Việt Nam sốt xuất huyết xảy ra tại 48 tỉnh, thành phố. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận trên 49 nghìn trường hợp, trong đó, 17 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2015, số mắc tăng cao và có nguy cơ lan rộng, tập trung tại một số tỉnh miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên (khu vực Tây Nguyên chiếm khoảng 50%). Đến nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

 

Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt không để muỗi trú ngụ, sinh sôi là phương pháp hữu hiệu phòng - chống sốt xuất huyết. ảnh: Chụp tại thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn.

 

Biện pháp dự phòng chủ yếu là diệt muỗi, loăng quăng (bọ gậy) và phòng, chống muỗi đốt. Nguyên nhân gia tăng dịch bệnh sốt xuất huyết thời gian qua là do hiện tượng Enino, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ tăng dẫn đến hạn hán. Các địa phương tích trữ nước nhiều mà không được xử lý, tạo điều kiện thuận lợi cho loăng quăng, bọ gậy phát triển. Thêm vào đó, ở một số khu vực trước đây không lưu hành sốt xuất huyết (khu vực Tây Nguyên) nên khả năng miễn dịch thấp, dẫn đến dễ mắc bệnh.

 

Ông Mai Đức Sỡi, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Trong năm 2015, toàn tỉnh phát hiện 21 trường hợp bị sốt xuất huyết chủ yếu là những người địa bàn ở Hà Nội về lưu trú tại địa phương. Từ đầu năm đến nay, các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh chưa phát hiện trường hợp bị bệnh. Để phòng bệnh sốt xuất huyết và Zika xảy ra, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã chủ động chuẩn bị đủ cơ số thuốc, thiết bị, hóa chất. Tuy nhiên, mùa mưa là thời điểm thuận lợi để muỗi phát triển và truyền bệnh nên người dân không thể chủ quan. Do vậy, cần triển khai loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ  hàng tuần; thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, rác thải sinh hoạt, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén, bát, thay nước bình hoa/bình bông. Phòng - chống muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay; ngủ trong màn kể cả ban ngày; dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...; dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi; cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

 

Khi có dấu hiệu của bệnh cần đến ngay cơ sở khám để được tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà. Dấu hiệu của bệnh như sốt cao đột ngột 39 - 40O C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt.  Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu. Có thể nổi mẩn, phát ban. ở thể nặng có dấu hiệu xuất huyết như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ra máu, đi ngoài phân đen (do bị xuất huyết nội tạng); đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp) nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

 

                                                                                 Việt Lâm

Các tin khác


PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Chúng ta rất thận trọng khi triển khai tiêm vaccine COVID-19

Trước thông tin từ tờ Telegraph (Anh) về việc vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, ngày 3/5, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà khi Việt Nam tổ chức tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca cũng đã được cảnh báo.

Tận tâm chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Hòa Bình nỗ lực triển khai các giải pháp, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân thông qua việc tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; triển khai các dịch vụ kỹ thuật trong khám, chữa bệnh (KCB); xây dựng phong cách phục vụ văn minh, thân thiện; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục