(HBĐT) - Trong công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân, từ xưa đến nay, ngành Y tế luôn coi trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đó là phương châm của ngành được vận dụng vào thực tiễn. Cùng với đầu tư xây dựng mạng lưới khám, chữa bệnh, ngành Y tế luôn chú trọng kiện toàn đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất để bảo đảm triển khai các giải pháp đồng bộ, làm tốt công tác y tế dự phòng.

Trong những năm qua, nhờ chính sách đầu tư của Nhà nước và từ nhiều nguồn hỗ trợ khác, công tác y tế dự phòng không ngừng mở rộng, củng cố vững chắc và có những đóng góp tích cực, chủ động trong sự nghiệp CSSK toàn dân. Đến nay, mạng lưới y tế dự phòng đã phát triển rộng khắp với chức năng, nhiệm vụ này càng đa dạng với nhiều lĩnh vực hoạt động. ở tuyến tỉnh hiện có 4 trung tâm chuyên làm công tác dự phòng gồm: Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống sốt rét ký sinh trùng côn trùng, Trung tâm phòng chống HIVAIDS, Trung tâm phòng chống bệnh xã hội. Tại các huyện, ở các Trung tâm y tế đều thực hiện chức năng y tế dự phòng. Ngoài ra, các trung tâm chuyên ngành như: Trung tâm Nội tiết, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ, Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản đều hoạt động với mục tiêu xây dựng môi trường sống tốt, an toàn và nâng cao khả năng phòng, chống các bệnh dịch.


 

Các y, bác sĩ Khoa kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chủ động kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

Trong năm 2017, trên địa bàn toàn tỉnh và lân cận đã xảy ra dịch sốt xuất huyết. Ngành Y tế nhanh chóng triển khai công tác dập dịch, khoanh vùng khống chế dịch, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi và côn trùng truyền bệnh. Đối với các bệnh nhân bị sốt, nghi sốt xuất huyết, nhanh chóng cách ly, khám phân loại và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, trên địa bàn còn xuất hiện ca bệnh viêm não vi rút, tay chân miệng… Để làm tốt công tác phòng bệnh, trong năm qua, ngành Y tế thường xuyên triển khai giám sát các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên địa bàn, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Chủ động đối phó tình hình dịch bệnh có thể xảy ra trong dịp Tết như: có phương án thường trực, dự trữ cơ số thuốc, dịch truyền, vật tư, hoá chất, bố trí cơ số giường bệnh và các phương tiện cấp cứu hiện có để sẵn sàng đáp ứng khi dịch xảy ra và bảo đảm tốt công tác thu dung, cấp cứu điều trị và cách ly người bệnh theo đúng các hướng dẫn hiện hành về phòng, chống dịch. Duy trì thường xuyên công tác tiêm chủng, không để tình trạng thiếu vắc xin; được sự hỗ trợ của Dự án tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở do GAVI tài trợ, ngành đã tổ chức được các lớp tập huấn thực hành tiêm chủng cho cán bộ ngành y tế tuyến huyện, xã cập nhật kiến thức về tiêm chủng; hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng ngoại trạm, giúp tăng độ bao phủ về tiêm chủng và tăng tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ, tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván cũng nâng lên rõ rệt. Ngành đã xây dựng và hoàn thiện đúng thời hạn dự thảo Tờ trình đề nghị ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện "Đề án bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 - 2020”; kiện toàn nhóm hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh; tăng cường công tác điều trị HIV/AIDS, tiến tới mở rộng cấp phát thuốc ARV tới các huyện có nhiều bệnh nhân HIV/AIDS. Tổ chức mở rộng và tăng cường chất lượng hoạt động điều trị methadone ở 11 huyện, thành phố. Hiện có 720 bệnh nhân điều trị methadone tại 5 cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh.

Bà Trần Thị ái Hương, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh cho biết: Để chủ động trong công tác CSSK nhân dân, thời gian tới, chúng tôi làm tốt công tác tham mưu cho ngành triển khai sớm có hiệu quả các hoạt động của chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn, chuẩn hóa các chỉ tiêu xét nghiệm theo ISO, từng bước ứng dụng đưa các xét nghiệm kỹ thuật cao trong chuẩn đoán bệnh truyền nhiễm nhằm phòng, chống dịch chủ động… Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh trên địa bàn, nhất là các địa phương hàng năm có dịch bệnh lưu hành, ổ dịch cũ, có biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch…

Trao đổi với chúng tôi đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Nhằm nâng cao công tác CSSK nhân dân, trong thời gian tới ngành sẽ từng bước hiện đại hoá theo phân tuyến điều trị, đưa dịch vụ kỹ thuật cao tới gần nhân dân, phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến Trung ương. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho các đơn vị; chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ khám, chữa bệnh tiên tiến; triển khai thực hiện Quyết định số 1877/QĐ-UBND ngày 29/9/2017 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Xây dựng mạng lưới y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tập trung nâng cấp, xây dựng, đầu tư trang thiết bị cho hệ thống y tế dự phòng; đảm bảo có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tăng cường công tác CSSK cộng đồng theo hướng mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ về y tế, DS - KHHGĐ. Chủ động tích cực phòng, chống và có những biện pháp kịp thời ngăn chặn, khống chế các dịch bệnh. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu phòng, chống các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS. Nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, khám, chữa bệnh cho nhân dân ở các tuyến; củng cố và kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, đảm bảo cung ứng đủ cơ số thuốc phòng và chữa bệnh; thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án y tế. Nghiên cứu kế thừa, bảo tồn và phát triển vốn y học cổ truyền. Cải thiện các tiêu chí sức khoẻ cho người dân, đặc biệt với người nghèo; thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. Thực hiện tốt khâu quản lý chất lượng ATTP; công tác thông tin giáo dục, truyền thông đảm bảo chất lượng VSATTP; nâng cao năng lực hệ thống kiểm nghiệm chất lượng VSATTP; phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Việt Lâm


Các tin khác


Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục