(HBĐT) - Dạo quanh thị trường các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hòa Bình những ngày này đã bày bán các loại hàng hóa Tết, từ bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, thực phẩm đóng hộp, đồ trang trí Tết đến thực phẩm tươi sống tôm, cá, gia cầm, rau – củ - quả…

 

Người tiêu dùng mua hàng hóa tại chợ nông sản Nghĩa Phương (thành phố Hòa Bình).

 

Giá cả các loại hàng hóa qua khảo sát cơ bản tăng nhẹ so với tuần trước. Người tiêu dùng bắt đầu mua sắm hàng hóa Tết. Bà Quách Thị Thơ ở tổ 21, phường Đồng Tiến nêu quan điểm: Bánh, mứt, kẹo, rượu, bia lúc này mua sắm là hợp lý nhất, giá cả tương đối ổn định, tránh đợi khi Tết cận quá dễ cháy hàng, sốt giá. Gạo nếp, đậu xanh, bánh đa, mộc nhĩ, nấm hương chủ động mua sắm dần.

Theo các bà nội trợ, chúng tôi có dịp dạo quanh các chợ, hàng hóa Tết rất phong phú và bắt mắt nhưng tiêu chí ATTP vẫn phải đặt lên hàng đầu. Chị Khuất Thị Hương ở tổ 10, phường Thái Bình chia sẻ: Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, tiêu chí đầu tiên tôi chọn là mua các cửa hàng, điểm bán quen thuộc. Khi mua, tôi xem và đọc kỹ các thông tin in trên sản phẩm về xuất xứ, nhãn mác, hạn sử dụng. Đặc biệt với hàng đã hết và gần hết hạn sử dụng tuyệt đối không mua.

Anh Nguyên Thọ Khoa ở tổ 13, phường Tân Thịnh cho biết: Tôi thường mua ở những địa chỉ bán hàng có uy tín. Tuy nhiên, riêng với các loại nông sản thực phẩm Tết, nhất là hàng tươi sống như cá, gà, lợn chủ yếu vẫn mua sắm ở các chợ, tự chọn bằng kinh nghiệm và mắt thường là chính còn chất lượng ATTP ra sao, có đảm bảo không thì không thể nhận biết.

Đây cũng là tâm lý của đông đảo người tiêu dùng khi mua sắm Tết, bởi muốn biết hàng hóa có đảm bảo ATTP hay không phải được sự kiểm chứng từ các nhà chuyên môn, cơ quan chức năng có thẩm quyền. Từ đầu tháng 1 đến nay, đội QLTT các huyện, thành phố, các đoàn kiểm tra liên ngành ATTP dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất của tỉnh, huyện đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và ngăn chặn hành vi trà trộn, tuồn hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo ATTP vào thị trường. Mặt khác, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành của hộ sản xuất, kinh doanh trong việc đảm bảo các điều kiện VSATTP trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa.

Theo đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản, đối với các loại thực phẩm tươi sống, rau - củ - quả… do bà con trong tỉnh sản xuất, người tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng ATTP. Qua kiểm nghiệm các mẫu rau, mẫu thịt cho thấy đều đạt chỉ số an toàn. Tuy nhiên, hiện nay, lượng nông sản cung ứng nội tỉnh mới đạt khoảng 30 - 40%. Hàng hóa nhập từ các tỉnh ngoài vào thị trường chiếm tỷ lệ lớn, chưa kiểm soát được chất lượng ATTP. Với một số hàng hóa Tết bán chạy như giò, chả, lực lượng chức năng tập trung kiểm tra về ATTP, chưa phát hiện sai phạm hành vi sử dụng hàn the, phụ gia cấm trong sản xuất, chế biến.

Cơ quan chức năng khuyến cáo: Để đảm bảo ATTP, phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm dịp Tết, người tiêu dùng nên mua sắm ở những địa chỉ uy tín, sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đồng thời lưu tâm đến việc bảo quản đúng cách để giữ chất lượng tươi ngon, nhất là đối với thực phẩm tươi sống, đông lạnh. Trong thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hòa Bình và trung tâm các huyện trong tỉnh đã có chuỗi hệ thống cửa hàng cung ứng nông sản thực phẩm sạch, có truy xuất nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đây là những địa chỉ tin cậy để người tiêu dùng có thể đến tham khảo, yên tâm lựa chọn mua sắm tiện ích, an toàn hàng ngày và đặc biệt là trong dịp Tết.

Bùi Minh

 



Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục