Bệnh lý cơ xương khớp là căn bệnh phổ biến và có tỷ lệ gây tàn phế cao hiện nay.


Căn bệnh này đang dần được trẻ hóa và có chiều hướng xuất hiện rộng rãi ở mọi lứa tuổi. Tổn thương xương khớp để lại di chứng, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như sinh hoạt bình thường của người bệnh.
Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bệnh cơ xương khớp phổ biến hiện nay cũng như là các phương pháp điều trị hiệu quả.
Thoát vị đĩa đệm
Bệnh lý cơ xương khớp - chuyện không của riêng ai - ảnh 1
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra khi cơ thể bị tác động mạnh hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, dẫn đến các chứng đau về thần kinh.
Các triệu chứng điển hình có thể thấy như đau cột sống cổ, lan xuống vai, cánh tay, cẳng tay, đau chẩm gáy, tê tay... Nếu những cơn đau này tiếp tục mà không thăm khám và điều trị, bệnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt.
Thoái hóa khớp
Bệnh lý cơ xương khớp - chuyện không của riêng ai - ảnh 2
Thoái hóa khớp là một tiến trình tự nhiên của đời sống con người, nên ai cũng có thể mắc phải tình trạng này. Thông thường tình trạng thoái hóa khớp bắt đầu xảy ra ở tuổi trung niên.
Càng lớn tuổi thì lớp sụn khớp sẽ dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành tốt. Các triệu chứng điển hình mà bệnh nhân có thể nhận thấy là đau lưng, đau mỏi cổ, đau gối. Nặng hơn có thể gây cứng khớp, đi lại làm việc khó khăn, tê yếu liệt tay chân… dẫn đến tàn tật.
Viêm khớp
Bệnh lý cơ xương khớp - chuyện không của riêng ai - ảnh 3
Viêm khớp là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Riêng ở Việt Nam, có tới hơn 35% dân số mắc các chứng bệnh về viêm khớp.
Viêm khớp là tình trạng rối loạn tại khớp, chủ yếu ảnh hưởng tới các sụn, đặc trưng bởi hiện tượng viêm một hoặc nhiều khớp. Khi bị viêm, các sụn sẽ bị vỡ và mòn đi, khiến cho các xương dưới sụn cọ xát vào nhau khi vận động, nên sẽ dẫn đến sưng, đau nhức và hạn chế khả năng cử động của khớp. Các triệu chứng viêm khớp thường thấy là đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ tại các khớp, thường bị ở các khớp tay và chân. Tần suất đau nhiều về đêm và gây khó ngủ, cứng khớp, ngoài ra bệnh nhân còn có dấu hiệu mệt mỏi, sốt, chán ăn,…
Còn cách nào khác để chữa khỏi hoàn toàn những căn bệnh này mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật không?
Hơn 90% bệnh nhân gặp các vấn đề về cơ xương khớp có thể dùng phương pháp thần kinh cột sống và vật lý trị liệu, phục hồi chức năng mà không cần dùng đến thuốc hay trải qua những cuộc phẫu thuật tốn kém.
Trị liệu thần kinh cột sống
Trị liệu thần kinh cột sống là một phương pháp giải quyết các vấn đề về cột sống và các khớp khác của cơ thể cũng như là sự kết nối của chúng với hệ thống thần kinh.
Ở Mỹ, có khoảng 50 triệu người đã điều trị thành công với phương pháp trị liệu này mỗi năm.
Vật lý trị liệu
Là phương pháp trị liệu giúp khôi phục lại sự vận động và chức năng khi ai đó bị chấn thương, bệnh tật, khuyết tật bằng cách xoa bóp bằng tay, điều trị kết hợp máy vật lý trị liệu, và tập thể dục.
Châm cứu
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có một số bệnh lý về thần kinh cột sống, cơ xương khớp.
Chế độ dinh dưỡng
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai và tránh được tình trạng thoái hóa khớp, bệnh xương khớp. Một số thực phẩm tốt cho xương khớp có thể kể đến như: thực phẩm chứa nhiều omega 3, ví dụ cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá trống, cá hồi, tôm, cua…, rau xanh và trái cây, sữa và các thực phẩm được chế biến từ sữa, ngũ cốc… 

                                                               Theo báo Thanh Niên

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục