(HBĐT) - Cách trung tâm huyện hơn 20 km, xã Tự Do là xã vùng sâu, vùng xa khó khăn nhất của huyện Lạc Sơn. Trạm Y tế xã được xây dựng từ năm 2003 nhưng do đặt ở vùng trũng thường xuyên bị ngập nước nên cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho 2.608 người dân trong xã.


Phòng lưu bệnh nhân của Trạm Y tế xã Tự Do (Lạc Sơn) chật chội ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh.

 

Chúng tôi đến trạm y tế xã Tự Do sau trận mưa lớn được vài ngày. Từ ngoài cổng nhìn xuống trạm thấp hơn hẳn so với mặt đường. Ngấn nước mấy ngày trước vẫn còn nguyên, gần lên đến nền nhà của trạm. Cổng trạm và "tường” bao là những cây gỗ, tre được buộc tạm để ngăn trâu, bò. Anh Bùi Văn Mạnh, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Tự Do cho biết: Cơn mưa đầu mùa chỉ khoảng hơn 1 giờ đã làm ngập hết sân của trạm. Bệnh nhân đến phải lội bì bõm. Nếu mưa chỉ kéo dài khoảng 30 phút nữa nước sẽ ngập vào trong nền nhà. Hầu như năm nào trạm cũng bị vài lần ngập, có lần còn ướt cả tủ thuốc. Do ngập nước nên hầu hết tường xây bị bong tróc, rêu mọc xuống cấp. Nguyên nhân là do khu xây dựng trạm nằm ở vùng thung lũng, bao quanh là đồi, núi. Chỗ thoát nước là hang đá nhỏ nên nước rút chậm. Điểm xây trạm cũng không cao hơn chỗ thoát nước nhiều nên khi mưa dồn dập gây úng cục bộ. Bên ngoài khuôn viên trước đây không được đầu tư tường rào nên người ngoài đi lại qua trạm tự do. Qua thời gian sử dụng, nhiều người dân thường chăn thả trâu, bò ngay trong khuôn viên trạm, gây mất vệ sinh ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khám, chữa bệnh. Để tránh tình trạng này, trạm đã huy động cán bộ vào ngày nghỉ lấy cây làm rào và cổng tạm để trâu, bò không vào.

Đưa chúng tôi đi thăm trạm anh Mạnh cho biết thêm: Là xã đặc biệt khó khăn với 100% là người dân tộc thiểu số, Tự Do cách trung tâm huyện hơn 20 km, hiện còn gần 10 km là đường cấp phối. Giao thông khó khăn nên hầu hết việc khám, chữa bệnh của người dân trong xã đều do trạm điều trị. Những ca bệnh quá nặng mới phải chuyển tuyến trên. Hàng năm, trạm tổ chức khám, chữa bệnh cho trên 2.000 lượt người. Ngoài chức năng khám, chữa bệnh, trạm còn thực hiện các chương trình y tế của ngành. Về cơ sở vật chất, trạm được xây dựng từ năm 2003 với 8 phòng chức năng. Hầu hết cửa của các phòng đều hở nên ảnh hưởng đến khám, chữa bệnh, nhất là việc vô trùng trong quá trình thủ thuật. Mặt khác, thiết kế nhiều phòng chật chội, nhất là phòng lưu bệnh nhân, trong khi hành lang rộng không đáp ứng tiêu chuẩn của ngành y tế. Trang thiết bị nhiều năm qua cũng hư hỏng, hầu hết các bộ dụng cụ khám, chữa bệnh, điều trị, thủ thuật không đủ nên không đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh. Do vậy, trạm y tế mong muốn các cấp ngành quan tâm đầu tư nâng cấp để trạm làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng khó khăn.

 

Việt Lâm

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục